2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Đất đai là tài sản của quốc gia, là xương máu của biết bao thế hệ đấu tranh quật cường để có được. Vì vậy, ngày nay trách nhiệm của chúng ta không chỉ giữ đất mà còn phải biết sử dụng đất sao cho hợp lí và hiệu quả nhất. Vì vậy, Luật đất đai trở thành một trong những ngành luật vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta. Vậy đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật đất đai được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 2, Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định về các đối tượng áp dụng của Luật đất đai bao gồm :
“ 1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
2. Người sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất “
Căn cứ vào các đối tượng áp dụng trên, đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai có thể được xác định thành các nhóm sau :
Với vai trò là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả nước, Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan có thẩm quyền nhằm thực thi các nội dung cụ thể của quản lý nhà nước về đất đai.[1]
Trong Luật đất đai năm 2013, Nhà nước đã thể hiện vai trò của người đại diện chủ sở hữu thông qua việc phân công, phân cấp giữa từng hệ thống cơ quan để thực hiện các quyền của đại diện chủ sở hữu.
Chính vì vậy, các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lý đất đai của Nhà nước thuộc nhóm các đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai năm 2013.
a. Các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Cùng với việc được sử dụng đất dưới hình thức pháp lý chủ yếu là giao đất và cho thuê đất, các tổ chức trong nước cũng được nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, quá trình khai thác và sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào dự án đầu tư và trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất.
b. Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, các nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam.
Hình thức pháp lý mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam chủ yếu là thuê đất. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (từ Luật đất đai năm 2003) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (từ sau Luật đất đai năm 2013) có thể được lựa chọn hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất khi thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.
c. Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai
Trên thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình không chỉ dừng lại ở việc khai thác các lợi ích vốn có của đất đai như trồng trọt, canh tác mà còn nằm ở việc xác lập các quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh,…Do đó, Luật đất đai xây dựng hành lang pháp lý giúp mở rộng tối đa quyền của các cá nhân, hộ gia đình.
d. Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng
Các loại đất trên do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện khai thác, sử dụng với các cách thức riêng biệt để phù hợp với từng loại đất.
Do vậy, nhà nước phân loại, quy định cụ thể chế độ pháp lý đối với từng loại đất để có các biện pháp quản lý phù hợp, cũng như đảm bảo một cách thống nhất hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với và từng chủ thể sử dụng cụ thể.
Phương pháp điều chỉnh luật đất đai là cách thức mà nhà nước dùng pháp luật để tác động vào các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai.
Ngành luật đất đai sử dụng 2 phương pháp điều chỉnh:
Đặc điểm của phương pháp này đó là không có sự bình đẳng về mặt địa vị pháp lý. Một bên trong quan hệ này là các cơ quan có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực thi quyền lực nhà nước và một bên là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh được giao. Họ không có quyền thoả thuận với cơ quan nhà nước và phải thực hiện các phán quyết đơn phương từ phía nhà nước. Nếu không thực hiện bị coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và bị cưỡng chế theo luật định.
Tuy nhiên, phương pháp hành chính – mệnh lệnh trong quan hệ pháp luật đất đai có tính linh hoạt và mềm dẻo.
Ví dụ, khi giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về đất đai, các tổ chức, chính quyền tại địa phương nơi xảy ra tranh chấp có trách nhiệm thương lượng hoà giải. Khi các tranh chấp và khiếu nại không thể giải quyết bằng con đường hoà giải thì cơ quan nhà nước trực tiếp giải quyết theo luật định
Trong luật đất đai, người sở hữu không đồng nghĩa là người sử dụng.
Các tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân có quyền thoả thuận trên tinh thần hợp tác để thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh phù hợp với các quy định của pháp luật. Khi sử dụng phương pháp này, các chủ thể hoàn toàn có quyền tự do giao kết, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất vì lợi ích của các chủ thể.
Xem thêm:
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai được quy định như thế nào?
Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở nước ta được quy định như thế nào?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh