Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:56 (GMT+7)

Bài viết trình bày về vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai trong quản lý đất đai ở nước ta hiện nay

Với vai trò đại diện sở hữu toàn dân và thống nhất, quản lý toàn bộ vốn đất đai, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai. Cụ thể hệ thống này hoạt động như thế nào để đảm bảo sự thống nhất từ trên xuống dưới? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ.

I. Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý đất đai

1. Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương trong quản lý đất đai

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước có vai trò to lớn trong việc quản lý mọi mặt của đời sống – trong đó bao gồm cả đất đai.

Trong quản lý đất đai, Quốc hội có thẩm quyền: phê chuẩn các quy hoạch, chiến lược trong quản lý và sử dụng đất đai, thực hiện các quyền quyết định và giám sát tối cao đối với người quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi nhà nước,

 Trong quản lý đất đai, Uỷ bản thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội có thẩm quyền: ra các nghị quyết quan trọng, ban hành pháp lệnh liên quan đến việc quản lý đất đai.

2. Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong quản lý đất đai

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương có trách nhiệm trong việc quản lý đất đai là Hội đồng nhân dân.

Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương không chỉ thông qua các nghị quyết, quyết nghị về các vấn đề cụ thể mà còn thực hiện chức năng giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai. 

Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân các cấp còn phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cùng cấp trước khi trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

II. Vai trò của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai

Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp thống nhất việc quản lý đất đai ở trung ương và từng địa phương, đồng thời thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai còn tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nội dung cụ thể của chế độ quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, cụ thể như xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, khảo sát, đo dạc, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…

III. Vai trò của hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai 

1. Cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai 

Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương bao gồm:

Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan về quản lý đất đai ở trung ương 

Sở tài nguyên và môi trường là cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc ương có chức năngquản lý tài nguyên đất, đo đạc bản đồ, chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của bộ.

Phòng tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và môi trường.

Cán bộ địa chính cấp xã giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý đất đai (theo quy định tại Khoản 2, Điều 25, Luật đất đai năm 2013).

Xem thêm: Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở nước ta được quy định như thế nào?

2. Tổ chức dịch vụ công trong quản lý đất đai

Tổ chức dịch vụ công trong quản lý đất bao gồm Văn phòng đăng ký đất đai, tổ chức phát triển quỹ đất và tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất.

a. Văn phòng đăng kí đất đai 

Văn phòng đăng kí đất đai là tổ chức sự nghiệp trực thuộc sở tài nguyên và môi trường, thuộc phòng tài nguyên và môi trường của Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 

Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai.

Xem thêm:

Văn phòng đăng ký đất đai là gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai là gì?

b. Tổ chức phát triển quỹ đất 

Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác.

Xem thêm: Tổ chức phát triển quỹ đất là gì?

c. Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất 

Đây là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo các luật về doanh nghiệp và được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đất đai. Hoạt động tư vấn bao gồm các dịch vụ như: thực hiện dịch vụ tư vấn giá đất, hoạt động dịch vụ tư vấn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoạt động dịch vụ về tư vấn, đo đạc, đấu giá, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…

Có thể nói, với việc xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương mang tính đã giúp cho nhà nước dễ dàng quản lý vốn đất, đồng thời giúp cho người sử dụng đất tiếp cận đến các quyền của mình một cách nhanh chóng và sử dụng đất một cách hiệu quả. 

Luật Hoàng Anh 

 

 

 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư