2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày về khái niệm, nội dung và cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng thì trong phần này chúng tôi sẽ trình bày về các nội dung sau:
Xem thêm: Giám định xây dựng là gì?(P1)
Với các nội dung trên, chi phí giám định xây dựng bao gồm một số hoặc toàn bộ các chi phí sau:
- Chi phí thực hiện giám định xây dựng của cơ quan giám định bao gồm công tác phí và các chi phí khắc phục vụ cho công tác giám định;
- Chi phí thuê chuyên gia tham gia thực hiện giám định xây dựng bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;
- Chi phí thuê tổ chức thực hiện kiểm định phục vụ giám định xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan phù hợp với khối lượng công việc của đề cương kiểm định;
- Chi phí cần thiết khác phục vụ cho việc giám định.
Khoản 4, Đìều 6, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh được lỗi thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào có liên quan thì tổ chức, cá nhân đó phải chịu chi phí giám định tương ứng với lỗi do mình gây ra và tổ chức xử lý khắc phục.
Trong đó, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng (căn cứ tại Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014);
Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật. (quy định tại Khoản 18, Điều 2, Nghị định 06/2021/NĐ-CP)
Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật có liên quan. (quy định tại Khoản 19, Điều 2, Nghị định 06/2021/NĐ-CP).
Điều 5, Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định về trình tự thực hiện giám định xây dựng như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng (đã phân tích ở trên) thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc tổ chức giám định với các nội dung chính, bao gồm: căn cứ thực hiện, đối tượng, thời gian, nội dung giám định;
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, tài liệu và các số liệu kỹ thuật có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan giám định;
- Cơ quan giám định tổ chức thực hiện giám định xây dựng trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và kết quả kiểm định đã thực hiện (nếu có).
Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định chỉ định tổ chức kiểm định xây dựng phù hợp thực hiện kiểm định để phục vụ công tác giám định;
- Cơ quan giám định thông báo kết luận giám định cho các bên có liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung kết luận giám định.
Thông báo kết luận giám định bao gồm các nội dung chính sau: căn cứ thực hiện giám định; thông tin chung về đối tượng giám định; nội dung giám định; trình tự tổ chức thực hiện giám định; kết quả giám định; phân định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh