2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp đồng thầu phụ là một trong các hợp đồng xây dựng phân loại theo mối quan hệ giữa các bên tham gia trong hợp đồng xây dựng. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về hợp đồng thầu phụ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 47, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP) quy định về hợp đồng thầu phụ, cụ thể:
Khoản 3, Điều 3, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 3. Các loại hợp đồng xây dựng
3. Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
b) Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ."
Bên cạnh đó, Khoản 11, Khoản 12, Điều 2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
Từ quy định trên, có thể thấy hợp đồng nhà thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính (nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng) hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ (nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu)
Điều 47, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP) quy định về hợp đồng thầu phụ như sau:
Một hợp đồng thầu chính có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau:
- Chỉ được ký kết hợp đồng thầu phụ đúng với năng lực hành nghề, năng lực hoạt động của nhà thầu phụ.
- Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hợp đồng xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu và chỉ được ký hợp đồng thầu phụ với các nhà thầu phụ nước ngoài khi các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Đối với các vật tư, thiết bị tạm nhập tái xuất phải được quy định cụ thể trong hợp đồng theo nguyên tắc ưu tiên sử dụng các vật tư, thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
Trong đó, nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham gia ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là nhà thầu chính, tổng thầu hoặc nhà thầu phụ.
- Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận.
- Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện.
- Tổng thầu, nhà thầu chính không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng ( là các hoạt động đầu tư xây dựng như xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng) cho nhà thầu phụ thực hiện.
Căn cứ tại Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định (nếu có). Đây là nhà thầu phụ được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được yêu cầu về an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu.
- Đối với các hợp đồng xây dựng áp dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định, thì các bên hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ.
Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định nếu công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.
Căn cứ quy định tại mục 2, Chủ đầu tư là người có quyền chỉ định nhà thầu phụ là chủ đầu tư. Do vậy, chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh