2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Như đã trình bày trong bài viết hợp đồng xây dựng là gì? Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Vậy cụ thể, pháp luật hiện hành quy định nhưu thế nào về hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 139, Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 1, Điều 6, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ, cụ thể:
- Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự;
- Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật Xây dựng năm 2014 đó là tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật, đạo đức xã hội và các nguyên tắc quy định tại Điều 4, Nghị định 37/2015/NĐ-CP.
Xem thêm: Hợp đồng xây dựng là gì? (P2)
- Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014.
Khoản 3, Điều 2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
Điều kiện năng lực của bên nhận thầu được quy định chi tiết tại Chương VIII, Luật Xây dựng năm 2014, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo.
- Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định.
Hiệu lực của hợp đồng xây dựng được hiểu là giá trị thi hành của hợp đồng xây dựng đối với các bên trong hợp đồng.
Khoản 1, Điều 401, Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:
"Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác."
Từ quy định trên, căn cứ tại Khoản 2, Điều 138, Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Căn cứ tại Khoản 10, Điều 3, Thông tư 32/2017/TT-BTNMT quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
10. Tính pháp lý của tài liệu là những căn cứ được ghi trên tài liệu hay kèm theo tài liệu để xác định điều kiện đưa vào lưu trữ và khai thác theo quy định của pháp luật.
Từ quy định trên, có thể hiểu tính pháp lý của hợp đồng xây dựng là những căn cứ để xác định điều kiện đưa vào lưu trữ, áp dụng hợp đồng lao động trên thực tế.
Cụ thể, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định tính pháp lý của hợp đồng lao động được sử dụng ở các khía cạnh sau:
- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;
Trong đó, căn cứ tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 2, Nghị định 37/2017/ NĐ-CP, bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;
- Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh