Hợp đồng xây dựng là gì? (P1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:47 (GMT+7)

Bài viết trình bày về khái niệm, nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng, ngôn ngữ trong hợp đồng

Hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự quan trọng và phổ biến trước khi khởi công các công trình xây dựng. Với những đặc thù riêng, hợp đồng xây dựng có thể được ký kết bởi nhiều bên, có thể nhiều chủ đầu tư cùng hợp tác, có thể có nhiều nhà thầu cùng tham gia hoặc các bên khác nhau thực hiện nhiều dịch vụ trong quá trình xây dựng. Chính vì sự phức tạp như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể, chặt chẽ về hợp đồng xây dựng. Vậy các quy định ấy là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Khái niệm 

Khoản 1, Điều 138, Luật Xây dựng năm 2014 quy định như sau: 

"Điều 138. Quy định chung về hợp đồng xây dựng 

1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng."

Bên cạnh đó, Khoản 2, Khoản 3, Điều 2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP) quy định : 

"Điều 2. Giải thích từ ngữ 

2. Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.

3. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu."

Không chỉ vậy, Điều 385, Bộ luật dân sự 2015 còn quy định hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. 

Từ các quy định trên, có thể hiểu hợp đồng xây dựng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ.

Hợp đồng xây dựng được thể hiện bằng văn bản, là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên chủ đầu tư với tổng thầu hoặc nhà thầu chính, giữa tổng thầu hoặc nhà thầu chính với các nhà thầu phụ nhằm thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.

Trong đó, nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu. (quy định tại Khoản 11, Khoản 12, Điều 2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP)

2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng và ngôn ngữ trong hợp đồng 

a. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng 

Bên cạnh các nguyên tắc khi ký kết thì khi thực hiện hợp đồng cũng cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo quy định của pháp luật. 

Căn cứ tại Khoản 3, Điều 138, Điều 5, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, việc thực hiện hợp đồng xây dựng tuân thủ các nguyên tắc sau: 

+ Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;

+ Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;

+ Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

b. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng 

Khoản 4, Điều 138, Luật Xây dựng năm 2014 quy định ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

Xem thêm: 

Hợp đồng xây dựng là gì? (P2)

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư