2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thanh tra xây dựng? Chúng tôi sẽ làm rõ trong bài viết dưới đây.
Theo Từ điển Tiếng Việt, thanh tra là việc xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, tổ chức để phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định. Bên cạnh đó, thanh tra còn là danh từ chỉ người làm nhiệm vụ thanh tra. Từ đó có thể hiểu thanh tra xây dựng là những cá nhân có thẩm quyền xem xét các hoạt động xây dựng để phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định.
Điều 3, Nghị định 26/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 26/2013/NĐ-CP) quy định thanh tra nhà nước ngành Xây dựng bao gồm: Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng.
Căn cứ tại Khoản 2, Điều 165, Luật Xây dựng năm 2014, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây dựng tại địa phương.
Khoản 1, Điều 165, Luật Xây dựng năm 2014 quy định thanh tra xây dựng thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về xây dựng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm xây dựng mới, sửa chữa, và cải tạo công trình.
Trong đó việc thanh tra chuyên ngành về hoạt động xây dựng bao gồm 02 nội dung: thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư xây dựng và phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng.
Theo quy định tại mục 1, thanh tra nhà nước ngành Xây dựng bao gồm: Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng. Cơ cấu tổ chức của thanh tra nhà nước ngành xây dựng bao gồm cơ cấu tổ chức của 02 cơ quan này, được quy định như sau:
Điều 4, Nghị định 26/2013/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ Xây dựng như sau:
Thanh tra Bộ Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức, được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ. Trong đó, chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
Các phòng nghiệp vụ do Bộ trưởng quyết định thành lập.
Điều 7, Nghị định 26/2013/NĐ-CP, Điều 3, Thông tư liên tịch 06/2014/TTLT-BXD- BNV quy định về cơ cấu tổ chức của thanh tra Sở Xây dựng có Chánh Thanh tra, không quá 03 Phó Chánh Thanh tra (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 Phó Chánh Thanh tra), thanh tra viên, công chức giúp Chánh Thanh tra thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Trong đó,
- Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
- Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
- Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức các đội đặt tại địa bàn cấp huyện.
- Thanh tra viên, công chức thuộc Thanh tra sở được tổ chức thành các bộ phận thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, quản lý trật tự xây dựng tại các địa bàn và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh