2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghiệm thu công trình xây dựng là một trong các hoạt động thuộc trình tự quản lý thi công xây dựng công trình. Hoạt động nghiệm thu được diễn ra trong khi đang tiến hành hoặc sau khi đã hoàn thành xong hoạt động thi công xây dựng công trình. Vậy pháp luật hiện hành quy định chi tiết như thế nào về việc nghiệm thu công trình xây dựng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khoản 1, 2, Điều 123, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 (sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng năm 2014) quy định việc nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm:
Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết hay còn gọi là nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng.
Điều 22, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng như sau:
a. Các trường hợp tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong 02 trường hợp sau:
+ Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
+ Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
b. Cơ sở của việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng
Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng được thực hiện trên cơ sở xem xét kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.
c. Thời điểm tổ chức nghiệm thu, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu trong trường hợp này.
Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu.
Điều 23, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định cụ thể, chi tiết về việc nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
Khoản 3, Điều 123, Luật Xây dựng năm 2021 quy định chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
- Dự án quan trọng quốc gia gồm: dự án quan trọng quốc gia theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Công trình sử dụng vốn đầu tư công là công trình sử dụng một trong các loại vốn như vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật
Căn cứ tại Khoản 4, Điều 123, Luật Xây dựng năm 2014, Công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp; công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng; công trình sử dụng vốn đầu tư công phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình.
Trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu được quy định như sau:
+ Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp;
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình xây dựng không thuộc trường hợp trên.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh