2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cưỡng chế thu hồi đất là một biện pháp hành chính mang tính cứng rắn được áp dụng đối với người có đất bị thu hồi cho dù họ có muốn hay không. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc cưỡng chế thu hồi đất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ tại Điều 71, Luật đất đai 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) và Điều 17, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ, việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được quy định như sau:
Người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì bị cưỡng chế thu hồi đất.
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 70, Khoản 1, Điều 71, Luật đất đai năm 2013, các nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất bao gồm:
+ Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
Thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Do đó, trong quá trình thực hiện việc cưỡng chế đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đảm bảo thực hiện một cách công khai, minh bạch và dân chủ, để tránh dẫn tới tình trạng lạm quyền, gây ra bức xúc cho người dân.
+ Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
Việc quy định thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế trong giờ hành chính nhằm đảm bảo nguyên tắc trên, đó là tiến hành cưỡng chế công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
Căn cứ tại Khoản 2, Điều 71, Luật đất đai năm 2013, 04 điều kiện thực hiện việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất bao gồm:
+ Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
+ Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
+ Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
+ Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
Khoản 4, Điều 71, Luật đất đai năm 2013 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất như sau:
Bước 01: Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.
Bước 02: Ban thực hiện cưỡng chế tiên hành vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế;
Bước 03: Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành nếu người bị cưỡng chế chấp hành.
Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Bước 04: Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;
Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Nếu người bị cưỡng chế không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Bước 05: Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, giao tài sản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã bảo quản và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản trong trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản.
Xem thêm:
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật được quy định như thế nào?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh