2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc phát triển vật liệu xây dựng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Công việc đầu tiên trong giai đoạn phát triển vật liệu xây dựng là vạch ra chiến lược phát triển vật liệu xây dựng. Chính phủ quy định về chiến lược phát triển vật liệu xây dựng tại Điều 4, Nghị định 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 09/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau:
Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng được lập làm căn cứ để quản lý, điều hành phát triển vật liệu xây dựng đảm bảo hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước và xuất khẩu; là căn cứ để xây dựng các nội dung liên quan đến phát triển vật liệu xây dựng trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; là căn cứ để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng và đề xuất phương án tích hợp nội dung quy hoạch vào quy hoạch tổng thể quốc gia.
Nội dung chiến lược phát triển vật liệu xây dựng được Thủ tướng Chính phủ quyết định chi tiết tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/08/2020 của Thủ tướng chính phủ.
Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương tổ chức lập chiến lược phát triển vật liệu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Kinh phí lập, thẩm định, phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng được bố trí từ ngân sách nhà nước.
Khoản 2, Điều 3, Nghị định 09/2021/NĐ-CP quy định:
" Điều 3. Giải thích từ ngữ
2. Vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại".
Theo quy định trên, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại.
Đây là các vật liệu không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất và còn bảo vệ, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Do vậy, Điều 5, Nghị định 09/2021/NĐ-CP quy định về các chính sách phát triển các loại vật liệu này như sau:
+ Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
+ Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước theo quy định pháp luật về đầu tư, pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.
+ Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/08/2020 của Thủ tướng chính phủ.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh