2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thanh tra xây dựng là một trong các hoạt động nằm trong nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng. Vậy cụ thể pháp luật hiện hành quy định nhưu thế nào về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, xử lý chồng chéo, thẩm quyền ra quyết định thanh tra xây dựng? Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể, chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Theo Từ điển Tiếng Việt, phê duyệt là việc người, cấp có thẩm quyền xem xét và đồng ý thông qua những văn bản, dự thảo do cấp dưới trình lên. Điều 12, Nghị định 26/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, cụ thể như sau:
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng là một bộ phận thuộc Thanh tra Bộ Xây dựng, do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Do vậy, kế hoạch thanh tra của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng được trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng là một bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng, do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Do đó, căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm.
Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
Kế hoạch thanh tra được gửi cho Thanh tra Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hằng năm.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tương tự như kế hoạch thanh tra, việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra cũng cần phải có sự phê duyệt và được của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra của các đơn vị phải báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra của đơn vị đó, cụ thể:
Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt của Bộ Xây dựng phải báo cáo Bộ trưởng; việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt của Sở Xây dựng phải báo cáo Giám đốc Sở.
Trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, không tránh khỏi tình trạng chồng chéo giữa kế hoạch thanh tra của các cấp có thẩm quyền. Do vậy, căn cứ tại Điều 13, Nghị định 26/2013/NĐ-CP, kế hoạch thanh tra của Sở Xây dựng nếu chồng chéo với kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng.
Bên cạnh đó, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Xây dựng với các cơ quan thanh tra của địa phương.
Căn cứ tại Điều 14, Nghị định 26/2013/NĐ-CP, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ra quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành.
Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng ra quyết định thanh tra theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 và Khoản 3 Điều 9 Nghị định 26/2013/NĐ-CP, cụ thể:
- Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng trình Bộ trưởng ra quyết định thành lập đoàn thanh tra hành chính liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối với vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; quyết định thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành.
- Chánh Thanh tra Sở Xây dựng trình Giám đốc Sở ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh