Tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng được quy định ra sao?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:49 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng

Khoản 1, Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP) quy định:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. "

Trong đó, hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.

Từ đó, có thể hiểu các công việc trong hợp đồng xây dựng bao gồm các công việc xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Do đó, tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng là việc dừng lại các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng trong một thời gian ngắn, sau đó có thể tiếp tục các công việc ấy. 

Điều 40, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về việc tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng như sau: 

1. Các quy định về việc thảo thuận tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng

Các tình huống được tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng, quyền được tạm dừng; trình tự thủ tục tạm dừng, mức đền bù thiệt hại do tạm dừng phải được bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

Trong đó, căn cứ tại Điều 2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.

2. Các trường hợp tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng 

Các bên tham gia hợp đồng được tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng trong các trường hợp sau:

- Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết.

- Bên nhận thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng xây dựng và kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán, cụ thể như: Không thanh toán đủ cho bên nhận thầu giá trị của giai đoạn thanh toán mà các bên đã thống nhất vượt quá 28 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán theo quy định tại Khoản 10 Điều 19 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; không có bảo đảm thanh toán cho các khối lượng sắp được thực hiện.

3. Trình tự, thủ tục tạm dừng thực hiện công việc hợp đồng xây dựng

Trước khi một bên tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng, thì phải thông báo cho bên kia biết bằng văn bản trước 28 ngày, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng thực hiện.

Bên giao thầu, bên nhận thầu phải có trách nhiệm cùng thương lượng giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng.

Căn cứ tại Khoản 2, Điều 51, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, bất khả kháng là một sự kiện rủi ro xảy ra một cách khách quan không thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng và không thể khắc phục được khi nó xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép như: Thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác.

Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.

Trường hợp, bên tạm dừng thực hiện hợp đồng không thông báo hoặc lý do tạm dừng không phù hợp với quy định của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư