2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng tư vấn xây dựng là 02 loại hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng.
Căn cứ tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 3, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP), Hợp đồng tư vấn xây dựng là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo công trình xây dựng. Hợp đồng thi công xây dựng là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình.
Theo từ điển Tiếng Việt, tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng được hiểu là nhịp độ tiến hành các công việc đã được các bên thoả thuận trong hợp đồng xây dựng.
Bên cạnh các quy định chung về thời gian, tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định trong bài viết Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng được quy định ra sao? Pháp luật hiện hành quy định chi tiết về thời gian, tiến độ thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng thi công xây dựng tại Điều 9, Thông tư 08/2016/TT-BXD và Điều 5, Thông tư 09/2016/TT-BXD, cụ thể như sau:
Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng, căn cứ tại Điều 9, Thông tư 08/2016/TT-BXD, bên cạnh các quy định tại bài viết thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng được quy định ra sao? thì tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện trình tự thực hiện công việc, thời gian thực hiện các công việc chính và toàn bộ thời gian thực hiện hợp đồng, mốc thời gian nghiệm thu (bao gồm cả nghiệm thu theo giai đoạn và nghiệm thu sản phẩm cuối cùng), thời gian bàn giao sản phẩm của hợp đồng.
Bên cạnh đó, các bên phải có kế hoạch bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận đã ký kết.
Điều 5, Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định cụ thể về thời gian, tiến độ thực hiện hợp đồng thi công xây dựng như sau:
Tương tự như thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng, thời gian thực hiện hợp đông thi công xây dựng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực (tức thời điểm ký kết/đóng dấu hoặc thời điểm cụ thể khác được thoả thuận trong hợp đồng) cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng thi công đã ký.
Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi Tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận để thực hiện.
Trong đó, bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu. (quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP)
Nội dung tiến độ chi tiết bao gồm:
+ Trình tự, thời gian thực hiện công việc; thời gian thi công cho mỗi giai đoạn chính của công trình, hạng Mục công trình, công trình.
+ Thời gian kiểm tra, kiểm định của các công việc, hạng Mục, công trình;
+ Báo cáo kèm theo gồm: báo cáo chung về phương pháp mà bên nhận thầu dự kiến áp dụng và các giai đoạn chính trong việc thi công công trình; số lượng cán bộ, công nhân và thiết bị của bên nhận thầu cần thiết trên công trình cho mỗi giai đoạn chính. Bên nhận thầu phải thực hiện theo bảng tiến độ thi công chi Tiết sau khi được bên giao thầu chấp thuận.
+ Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao công việc, sản phẩm chủ yếu.
Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng tức là việc thay đổi nhịp độ tiến hành các công việc. Sự thay đổi ấy có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn so với tiến độ các bên đã thoả thuận ban đầu.
Trong hợp đồng thi công công trình xây dựng, bên giao thầu và bên nhận thầu phải thỏa thuận các trường hợp được Điều chỉnh tiến độ.
Khi Điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng (bao gồm cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng thi công) thì bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận, thống nhất việc Điều chỉnh.
Trường hợp Điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định và các bên phải làm rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng gây ra.
Bên nhận thầu phải thông báo cho bên giao thầu về các tình huống cụ thể có thể xảy ra trong tương lai có tác động xấu hoặc làm chậm việc thi công công trình hay làm tăng giá hợp đồng.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh