2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bên cạnh các nội dung và trình tự, việc đánh giá an toàn còn được thực hiện theo quy định tại Điều 17, Điều 18, Thông tư 10/2021/TT-BXD ngày 25/08/2021 của Bộ Xây dựng, cụ thể như sau:
Nội dung và trình tự đánh giá an toàn công trình được quy định như thế nào như thế nào?
Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ. Phạm vi hoạt động của tổ chức này được thực hiện như đối với tổ chức kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.
Các quy định chi tiết về điều kiện năng lực và phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 97, Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chúng tôi sẽ tìm hiểu chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo.
Việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo quy trình do Bộ Xây dựng ban hành.
Thời điểm và tần suất đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
+ Thời điểm đánh giá an toàn công trình lần đầu được thực hiện sau thời gian 10 năm kể từ khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định pháp luật;
+ Đối với lần đánh giá tiếp theo, việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo tần suất 05 năm/Iần.
Danh mục các công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định tại Phụ lục III Thông tư 10/2021/TT-BXD.
Khoản 4 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình đó là:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
+ Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.
Sau khi nhận được báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trên có trách nhiệm:
+ Kiểm tra điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đánh giá an toàn công trình;
+ Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá an toàn công trình bao gồm: việc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá an toàn công trình; nội dung, trình tự, đối tượng, thời điểm đánh giá an toàn công trình; kết quả thực hiện đánh giá an toàn công trình và quy định khác có liên quan (nếu có);
+ Thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình trong thời hạn 14 ngày kể từ khi nhận báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình, cụ thể:
• Chấp thuận báo cáo đánh giá an toàn; yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các kiến nghị của tổ chức đánh giá an toàn để công trình đáp ứng các yêu cầu về an toàn;
• Không chấp thuận báo cáo đánh giá an toàn trong trường hợp nội dung thực hiện và kết quả báo cáo không đáp ứng yêu cầu; yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức thực hiện đánh giá lại hoặc đánh giá bổ sung;
• Trường hợp kết quả đánh giá cho thấy công trình không đảm bảo điều kiện an toàn thì yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện quy định tại Điều 40 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về việc xử lý khi phát hiện hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng.
Danh mục công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định tại Phụ lục III, ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BXD ngày 25/08/2021 của Bộ Xây dựng.
STT |
Công trình |
Cấp công trình (1) |
1. |
Nhà chung cư, nhà ở tập thể khác |
Cấp II trở lên |
2. |
Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học |
Cấp II trở lên |
3. |
Trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ |
Cấp I trở lên |
4. |
Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa |
Cấp II trở lên |
5. |
Sân vận động, nhà thi đấu, sân thi đấu các môn thể thao có khán đài |
Cấp II trở lên |
6. |
Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, công trình văn hóa tập trung đông người |
Cấp II trở lên |
7. |
Trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn |
Cấp I trở lên |
8. |
Công trình trụ sở, văn phòng làm việc và các tòa nhà sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác |
Cấp I trở lên |
Xem thêm:
Loại và cấp công trình xây dựng được quy định như thế nào?
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh