2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 5 Điều 4 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật đầu tư 2020) quy định:
“5. Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.”
Trong quan hệ đầu tư có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật nước ngoài được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng có quy phạm pháp luật xung đột ứng chiếu khi các bên không có thỏa thuận. Cụ thể, khi quan hệ đầu tư xuất hiện chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài (có thể là giữa các nhà đầu tư với nhau, có thể giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước Việt Nam khi Nhà nước Việt Nam tham gia với tư cách là một bên của hợp đồng) thì pháp luật Việt Nam cho phép các bên được có quyền thỏa thuận Pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ giữa họ.
Quy định này phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và tư pháp quốc tế nói chung, cho phép các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quyền thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài. Cụ thể, căn cứ các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài quy định tại Điều 664 bộ luật dân sự 2015 vào Khoản 1 Điều 683 bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”
“Điều 683. Hợp đồng
1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.”
Theo quy định trên thì các bên trong hợp đồng độc quyền thỏa thuận pháp luật áp dụng đối với hợp đồng trừ một số trường hợp nhất định. Trường hợp các bên không có sự thỏa thuận hoặc không được quyền thỏa thuận thì sẽ căn cứ vào nguyên tắc xác định pháp luật được quy định tại điều 664 và điều 683 nêu trên. Dù trong Luật đầu tư năm 2020 không nêu rõ trường hợp xác định pháp luật khi các bên không có sự thỏa thuận nhưng các quan hệ này thuộc phạm vi điều chỉnh của bộ luật dân sự 2015 bao trùm cả quan hệ về đầu tư. Do vậy, các quan hệ đầu tư có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài cũng tuân thủ các nguyên tắc xác định pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.
Trong quan hệ đầu tư có sự tham gia của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với mức sở hữu vốn nước ngoài nhất định các bên cũng được quyền thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ giữa họ. Tuy nhiên, chỉ những quan hệ có sự tham gia của tổ chức kinh tế đạt mức vốn đầu tư nước ngoài nhất định mới được quyền này mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế này được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2020 như sau:
“Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.”
Đây có thể được coi là điểm đặc thù của pháp luật đầu tư so với quy định của pháp luật dân sự nói chung, khi cho phép thêm một trường hợp các bên được quyền lựa chọn Pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Nếu so với quy định của pháp luật dân sự, sự tham gia của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong quan hệ không thuộc các trường hợp xác định là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 2 điều 663 bộ luật dân sự 2015 vì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là pháp nhân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
“Điều 663. Phạm vi áp dụng
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”
Theo Khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 quy định:
“22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Do vậy, việc cho phép tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có được sở hữu vốn nước ngoài nhất định tạo ra sự khác biệt trong quy định của pháp luật đầu tư so với quy định của pháp luật dân sự nói chung.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh