Ban đại diện chủ nợ được pháp luật quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:11 (GMT+7)

Bài viết này trình bày về ban đại diện chủ nợ

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Ban đại diện chủ nợ được coi là cơ chế giám sát của chủ nợ đối với quá trình giải quyết thủ tục phá sản. Vậy pháp luật phá sản quy định về ban đại diện chủ nợ như thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Theo nguyên tắc giải quyết phá sản của Ngân hàng thế giới, các quyền của chủ nợ phải được bảo đảm thông qua việc thiết lập một Uỷ ban chủ nợ để cho phép chủ nợ có khả năng tham gia chủ động vào thủ tục phá sản. Pháp luật quốc gia cần xây dựng cơ chế để Uỷ ban chủ nợ có thể giám sát hiệu quả đối với toàn bộ quá trình phá sản nhằm bảo đảm sự trung thực khách quan. Uỷ ban chủ nợ sẽ hoạt động như một cầu nối trong việc cung cấp thông tin cho các chủ nợ khác và trong việc triệu tập các chủ nợ để đưa ra quyết định về những vấn đề quan trọng. Việc thành lập Uỷ ban chủ nợ với tư cách là cơ quan thường trực của Hội nghị chủ nợ là một nhân tố cần thiết, thúc đẩy sự tham gia tích cực của chủ nợ vào quá trình giải quyết phá sản được pháp luật nhiều nước quy định.

Luật Phá sản năm 2004 không quy định về Ban đại diện chủ nợ, do đó các chủ nợ rất khó khăn trong việc giám sát hoạt động của Doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản, đặc biệt là trong trường hợp xét thấy người quản lý của Doanh nghiệp, hợp tác xã hiện tại không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của Doanh nghiệp, hợp tác xã. Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và khắc phục hạn chế của Luật Phá sản năm 2004, Luật Phá sản năm 2014 bổ sung quy định về Ban đại diện chủ nợ tại Điều 82 như sau:

Điều 82. Ban đại diện chủ nợ

1. Ban đại diện chủ nợ có từ 03 đến 05 thành viên do các chủ nợ bầu tại Hội nghị chủ nợ, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên.

2. Ban đại diện chủ nợ thay mặt cho các chủ nợ thực hiện giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ, đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thực hiện Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ. Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện đề xuất thì Ban đại diện chủ nợ có quyền thông báo bằng văn bản với Thẩm phán phụ trách giải quyết phá sản.”

Theo đó, ban đại diện chủ nợ có từ 03 đến 05 thành viên do các chủ nợ bầu tại Hội nghị chủ nợ, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên. Ban đại diện chủ nợ thay mặt cho các chủ nợ giám sát việc thực hiện Nghị quyết của hội nghị chủ nợ, đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thực hiện Nghị quyết của hội nghị chủ nợ. Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện đề xuất, Ban đại diện chủ nợ có quyển thông báo bằng văn bản với Thắm phán phụ trách giải quyết phá sản. Quy định về Ban đại điện chủ nợ là một trong những điểm mới mang tính đột phá của Luật Phá sản năm 2014. Ban đại diện chủ nợ chính là cơ quan thường trực của Hội nghị chủ nợ, với sự tham gia của một số chủ nợ nhất định sẽ tạo cơ chế tham gia một cách thường xuyên, liên tục của các chủ nợ vào quá trình giải quyết phá sản, nâng cao hiệu quả của quá trình giải quyết phá sản Doanh nghiệp, hợp tác xã.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Phá sản

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư