Bù trù nghĩa vụ được Luật Phá sản quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:11 (GMT+7)

Bài viết này trình bày về bù trừ nghĩa vụ

Bù trừ nghĩa vụ là một trong những biện pháp bảo toàn tài sản được quy định trong Luật Phá sản năm 2014. Vậy cụ thể bù trừ nghĩa vụ là gì? Chủ thể có thẩm quyền hay phương pháp bù trừ nghĩa vụ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Bù trừ nghĩa vụ là gì

Bù trừ nghĩa vụ là một trong các căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Về bản chất, bù trừ nghĩa vụ thực hiện hai giao dịch thanh toán các nghĩa vụ cùng loại đã đến hạn của các bên đối với nhau dưới hình thức rút gọn làm chấm dứt nghĩa vụ có giá trị thấp hơn trong số hai nghĩa vụ được bù trừ. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bù trừ nghĩa vụ như sau:

Điều 378. Chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa vụ

1. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch.

3. Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền.

Điều 379. Những trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ

Nghĩa vụ không được bù trừ trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ đang có tranh chấp;

2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

3. Nghĩa vụ cấp dưỡng;

4. Nghĩa vụ khác do luật quy định.”

2. Thẩm quyền quyết định, chủ thể thực hiện

Khoản 1, 2 Điều 63 Luật Phá sản năm 2014 quy định:

Điều 63. Bù trừ nghĩa vụ

1. Sau khi Tòa án nhân dân có quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với hợp đồng được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản.

2. Việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo Thẩm phán về việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ.”

Như vậy sau khi Tòa án nhân dân có quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với hợp đồng được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Việc bù trừ nghĩa vụ phải được sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo Thẩm phán về việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ. Quy định này nhằm kiểm soát việc bù trừ nghĩa vụ của doanh nghiệp và bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp để ngăn chặn việc doanh nghiệp lợi dụng bù trừ nghĩa vụ để ưu tiên trả nợ cho chủ nợ.

3. Phương pháp bù trừ nghĩa vụ

Phương pháp bù trừ nghĩa vụ được quy định tại Khoản 3 Điều 63 Luật Phá sản năm 2014 như sau:

- Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản tương đương với nhau thì không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản không tương đương với nhau mà phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch để gộp vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản không tương đương với nhau mà phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã trở thành chủ nợ không có bảo đảm đối với phần giá trị tài sản chênh lệch.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Phá sản

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư