2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cổ phần là vấn đề pháp lý cơ bản của công ty cổ phần. Cổ phần mang bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu, nó là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ phần cũng chia ra thành nhiều loại.
Luật Doanh nghiệp quy định các loại cổ phần tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 114:
“Điều 114. Các loại cổ phần
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.”
Như vậy, cổ phần trong công ty cổ phần được chia thành hai loại:
Đây là loại cổ phần bắt buộc phải có trong cơ cấu vốn của mình. Người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Tương ứng với số cổ phần mà cổ đông phổ thông nắm giữ thì cổ đông phổ thông sẽ có quyền được hưởng cổ tức từ kết quả kinh doanh của công ty cổ phần, đồng thời hưởng các quyền về biểu quyết, tự do chuyển nhượng cổ phần (trong thời gian ba năm đầu, cổ đông sáng lập không có quyền này đối với cổ phần phổ thông). Ngoài ra, Khoản 6 Điều 114 quy định:
“Điều 114. Các loại cổ phần
6. Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.”
Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết là một loại chứng khoán do công ty con của Sở giao dịch chứng khoán phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu của công ty niêm yết, đăng ký giao dịch (Khoản 1 Điều 140 Nghị định 155/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán). Người sở hữu chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi. Khoản 5 Điều 114 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
“Điều 114. Các loại cổ phần
5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.”
Cổ phần ưu đãi có thể được chia làm bốn nhóm sau:
Cổ đông ưu đãi sở hữu loại cổ phần này có số quyền biểu quyết nhiều hơn cổ phần phổ thông. Việc sở hữu loại cổ phần này có tính chất quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nên pháp luật quy định giới hạn phạm vi chủ thể sở hữu loại cổ phần này, bao gồm tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập. Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Tổ chức được Chính phủ ủy quyền được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2021 của Chính phủ. Theo đó, tổ chức được Chính phủ ủy quyền quy định là các cơ quan đại diện chủ sở hữu, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Tuy nhiên, quyền ưu đãi này cũng không phải vô hạn mà được pháp luật giới hạn về thời gian trong vòng ba năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hết thời hạn ba năm thì số cổ phần ưu đãi này sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Mục đích của quy định này để ghi nhận sự bảo vệ của Nhà nước trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đi đúng hướng mà cổ đông sáng lập đã xác định trước đó mà không bị ngăn cản bởi các yếu tố khách quan khác. Khoảng thời gian 3 năm là khá hợp lý, vì lúc này các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần đã dần được định hình, các nghĩa vục đối với Nhà nước và các vấn đề khác trong quản trị cũng đã được thực hiện và rút kinh nghiệm, do đố, việc tiếp tục trao quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết cho cổ đông sáng lập là không cần thiết.
Cổ đông ưu đãi sở hữu loại cổ phần này có quyền hưởng cổ tức với cao hơn mức cổ tức được trả cho cổ phần phổ thông hoặc mức cổ tức cố định hàng năm được chi trả. Cổ tức bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thường, trong đó cổ tức cố định sẽ được chi trả ngay cả khi doanh nghiệp không có lãi phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cổ đông ưu đãi sở hữu loại cổ phần này sẽ được hoàn loại vốn góp vào bất kỳ thời điểm nào, nếu có yêu cầu hoặc xảy ra các trường hợp được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Chính vì co thể rút vốn một cách chủ động, nên cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn loại không có quyền biểu quyết, quyền dự họp hay cử người Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhằm tránh trường hợp trong nhiều công ty cổ phần lớn, có thể dễ dàng lôi kéo và hình thành bè phái gây lũng đoạn và ảnh hưởng tới việc quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có các cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Doanh nghiệp
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh