Các phương thức kiểm tra đấu thầu?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:17 (GMT+7)

Quy trình kiểm tra đấu thầu theo phương thức kiểm tra trực tiếp và phương thức yêu cầu báo cáo được hướng dẫn bởi Mục 2 và Mục 3 Chương III Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT.

Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị hoặc yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người có thẩm quyền của cơ quan kiểm tra về công tác đấu thầu theo quy định. Phương thức kiểm tra bao gồm kiểm tra trực tiếp, yêu cầu báo cáo.

Quy trình kiểm tra đấu thầu theo phương thức kiểm tra trực tiếp và phương thức yêu cầu báo cáo được hướng dẫn bởi Mục 2 và Mục 3 Chương III Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT.

1. Quy trình kiểm tra đấu thầu theo phương thức kiểm tra trực tiếp

1.1. Chuẩn bị kiểm tra

Căn cứ kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất, đơn vị chủ trì kiểm tra phân công cán bộ phụ trách làm đầu mối (đồng thời là Thư ký của Đoàn khi thành lập Đoàn kiểm tra) thực hiện các công việc chuẩn bị kiểm tra như sau:

- Khảo sát để lập chương trình kiểm tra cụ thể, bao gồm:

a) Liên hệ với đơn vị được kiểm tra để thu thập thông tin, tài liệu ban đầu về chủ đầu tư, bên mời thầu; dự án, dự toán mua sắm, gói thầu dự kiến kiểm tra;

b) Xác định thành viên tham gia của đơn vị phối hợp (nếu có);

c) Xác định thành phần của Đoàn kiểm tra.

- Lập, trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt Quyết định kiểm tra theo quy định tại Điều 14 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT.

- Nội dung kế hoạch kiểm tra chi tiết bao gồm các nội dung tại khoản 3 Điều 17 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT như sau:

“Điều 17. Chuẩn bị kiểm tra

3. Lập, trình Trưởng đoàn kiểm tra phê duyệt kế hoạch kiểm tra chi Tiết sau khi có Quyết định kiểm tra. Trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra hoặc theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định trình kế hoạch kiểm tra chi Tiết lên người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra chi Tiết được lập theo Mẫu số 2 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, trong đó bao gồm các nội dung:

a) Căn cứ thực hiện kiểm tra;

b) Đơn vị được kiểm tra;

c) Mục đích của cuộc kiểm tra;

d) Nội dung và phạm vi kiểm tra;

đ) Thành phần Đoàn kiểm tra;

e) Thời gian, địa Điểm và chương trình kiểm tra;

g) Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra;

h) Cách thức kiểm tra.

- Xây dựng đề cương báo cáo theo Mẫu số 3A đối với nội dung kiểm tra về lựa chọn nhà thầu, Mẫu số 3B đối với nội dung kiểm tra về lựa chọn nhà đầu tư Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT làm cơ sở cho đơn vị được kiểm tra lập báo cáo về hoạt động đấu thầu cần kiểm tra.

- Thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 4 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT cho đơn vị được kiểm tra, cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị được kiểm tra (nếu có) và các đơn vị có liên quan đến việc kiểm tra, nếu có (kèm theo kế hoạch kiểm tra chi Tiết và đề cương báo cáo). Văn bản thông báo được gửi cho đơn vị được kiểm tra trong thời hạn tối thiểu là 10 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.

- Lập dự toán kinh phí cho Đoàn kiểm tra trên cơ sở Quyết định kiểm tra theo quy định tại Điều 8 và Khoản 2 Điều 14 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT.

1.2. Thực hiện kiểm tra

Căn cứ Điều 18 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT, việc thực hiện kiểm tra theo phương thức kiểm tra trực tiếp được tiến hành như sau:

- Căn cứ kế hoạch kiểm tra chi Tiết, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm công bố Quyết định kiểm tra, lập biên bản theo Mẫu số 5 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT đồng thời tổ chức thực hiện kiểm tra.

- Đoàn kiểm tra tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động đấu thầu được kiểm tra, lập biểu đánh giá và nhận xét đối với từng nội dung liên quan; tiến hành kiểm tra, xác minh các thông tin, tài liệu (nếu cần thiết); tiến hành kiểm tra kết quả thực hiện để làm cơ sở kết luận các nội dung kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra có thể trao đổi với các đơn vị được kiểm tra và tiến hành kiểm tra thực địa khi cần thiết. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quyết định việc lập biên bản xác nhận nội dung kiểm tra.

- Đoàn kiểm tra thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 6 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT cho đơn vị được kiểm tra biết về việc kết thúc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở và bàn giao tài liệu, trang thiết bị sử dụng (nếu có) trong quá trình kiểm tra.

- Sau khi kết thúc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở, Đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo Báo cáo kiểm tra theo Mẫu số 7A đối với nội dung kiểm tra về lựa chọn nhà thầu2, Mẫu số 7B đối với nội dung kiểm tra về lựa chọn nhà đầu tư Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT, trình Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định trước khi gửi cho đơn vị được kiểm tra có ý kiến. Dự thảo Báo cáo kiểm tra được gửi cho đơn vị được kiểm tra bằng văn bản hoặc đồng thời bằng văn bản, fax và email.

- Đơn vị được kiểm tra có ý kiến đối với các nội dung của dự thảo Báo cáo kiểm tra trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo. Trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì thời hạn có ý kiến tối đa là 20 ngày. Trường hợp đơn vị được kiểm tra có ý kiến chưa thống nhất với dự thảo Báo cáo kiểm tra thì cần giải trình bằng văn bản đối với các nội dung chưa thống nhất được nêu trong dự thảo.

- Trên cơ sở dự thảo Báo cáo kiểm tra, ý kiến tiếp thu giải trình của đơn vị được kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra chỉ đạo việc hoàn thiện Báo cáo kiểm tra trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra.

1.3. Kết luận kiểm tra

- Trên cơ sở Báo cáo kiểm tra, Đoàn kiểm tra dự thảo Kết luận kiểm tra theo Mẫu số 8A đối với nội dung kiểm tra về lựa chọn nhà thầu, Mẫu số 8B đối với nội dung kiểm tra về lựa chọn nhà đầu tư Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT để trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra xem xét, phê duyệt. Kết luận kiểm tra được gửi cho đơn vị được kiểm tra và cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị được kiểm tra (nếu có) và các đơn vị có liên quan (nếu cần thiết).

- Trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu, tùy theo mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan kiểm tra quyết định biện pháp xử lý ngay trong Kết luận kiểm tra hoặc đề nghị chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan Điều tra đối với trường hợp cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự để xử lý theo quy định.

2. Quy trình kiểm tra đấu thầu theo phương thức yêu cầu báo cáo

2.1. Chuẩn bị yêu cầu báo cáo

Điều 20 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định nội dung chuẩn bị yêu cầu bảo cáo để kiểm tra đấu thầu theo phương thức yêu cầu báo cáo như sau:

“Điều 20. Chuẩn bị yêu cầu báo cáo

Cơ quan kiểm tra yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý về đấu thầu hoặc tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo các nội dung sau đây:

1. Mục đích, yêu cầu báo cáo;

2. Phạm vi và nội dung báo cáo;

3. Đề cương yêu cầu báo cáo;

4. Thời hạn nộp báo cáo của đơn vị được kiểm tra;

5. Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra;

6. Các nội dung khác có liên quan.

2.2. Xử lý thông tin, tài liệu báo cáo

Căn cứ báo cáo của đơn vị được kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra thực hiện thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu báo cáo; tiến hành xác minh các thông tin, tài liệu khi cần thiết. Trong quá trình kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra có thể trao đổi với đơn vị được kiểm tra (nếu cần thiết).

2.3. Báo cáo kiểm tra

Đơn vị chủ trì kiểm tra tổ chức xây dựng dự thảo Báo cáo kiểm tra trong đó có đề xuất biện pháp xử lý đối với các vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm tra.

2.4. Kết luận kiểm tra

Đơn vị chủ trì kiểm tra dự thảo Kết luận kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra xem xét, phê duyệt.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đấu thầu

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư