2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định về khái niệm chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.”
Đây là một điểm mới của Luật đầu tư năm 2020 so với Luật đầu tư 2014, Luật đầu tư 2014 không có quy định về khái niệm chấp thuận chủ trương đầu tư.
Để hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, chúng ta tìm hiểu chút ở khía cạnh ngôn ngữ. Chủ trương là “có ý định, có quyết định về phương hướng hành động” (Tr227, Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Gs, Hoang Phê chủ biên). Nên chấp thuận chủ trương nghĩa là hành động người có thẩm quyền chấp thuận ý định và phương hướng của một tổ chức, cá nhân để có một hành động hay công việc cụ thể nào đó.
Qua việc phân tích này, chúng ta có thể rút ra hai kết luận như sau:
Thứ nhất: Việc chấp thuận đó chỉ giới hạn ở “chủ trương”, tức là chấp thuận về ý định và phương hướng để làm công việc nào đó. Việc chấp thuận này chưa phải là quyết định cuối cùng về việc triển khai công việc trên thực tế đó.
Thứ hai: Việc chấp thuận đó phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Pháp luật có quy định cụ thể về cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Tùy thuộc lĩnh vực, quy mô của dự án đầu tư mà mỗi loại dự án lại có cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư khác nhau.
Nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư là chấp thuận các nhóm nội dung gồm:
+ Mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án;
+ Nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư;
+ Cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.
Câu hỏi đặt ra, là tại sao lại phải chấp thuận chủ trương đầu tư mà không cấp luôn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án, vì trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký đầu tư, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng xem xét các khía cạnh của dự án rồi.
Nếu xem xét toàn diện các quy định của pháp luật về đầu tư, thì bạn sẽ dễ nhận thấy ra rằng, không phải dự án nào cũng phải chấp thuận chủ trương đầu tư, mà chỉ một số loại dự án nhất định.
Với những dự án đó, có hai khía cạnh gồm:
(i) bản thân Nhà đầu tư hoặc cơ quan chủ trì lập dự án cần có sự khảo sát và nghiên cứu kỹ càng, tốn kém chi phí, thời gian. Do đó, để tránh trường hợp sau khi khảo sát và nghiên cứu kỹ nhưng không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận sẽ gây lãng phí nguồn lực;
(ii) dự án quan trọng nên cần có sự chấp thuận của cơ quan quản lý cao nhất (Ví dụ: Quốc Hội, Chỉnh phủ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân…), thay vì cơ quan quản lý chuyên môn.
Tuy nhiên, trên thực tế, thì chúng tôi nhận thấy chỉ có lý do (i) vừa nêu là hợp lý, còn lý do (ii) thì chưa thực sự hợp lý, bởi hầu hết các dự án do Ủy ban nhân dân chấp thuận chủ trương, nhưng sau đó lại tiếp tục là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nên trùng lặp về mặt quy trình và thủ tục.
Dưới đây là 3 cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư:
Theo quy định tại các Điều 30, 31, 32 Luật đầu tư năm 2020, các cấp (cơ quan nhà nước) có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đó là:
+ Quốc hội;
+ Thủ tướng Chính phủ;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh