2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo khoản 31 Điều 4 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 (sau đây gọi là Luật chứng khoán 2019) quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
31. Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.”
Trong tập quán và thông lệ quốc tế, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán thường được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp như công ty chứng khoán các ngân hàng thương mại và tổ chức khác được chính quyền cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán. Tuy có các quy định khác nhau về các loại chủ thể được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán nhưng pháp luật các nước hầu hết đều thừa nhận và trao quyền kinh doanh dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các công ty chứng khoán. Chẳng hạn điều 21 Luật chứng khoán Trung Quốc trao quyền hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán cho chủ thể duy nhất là công ty chứng khoán và cho phép Công ty này thực hiện hai hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán đó là nghiệp vụ đại lý và nghiệp vụ bao tiêu chứng khoán. Tương tự như vậy, Luật chứng khoán Việt Nam Nam tại Điểm c Khoản 1 Điều 72 Luật chứng khoán 2019 quy định:
“Điều 72. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
1. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Môi giới chứng khoán;
b) Tự doanh chứng khoán;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.”
Như vậy quy định của pháp luật chứng khoán Việt Nam cũng quy định rằng tổ chức bảo lãnh phát hành là công ty chứng khoán và là tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán cho đợt phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành theo quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật Chứng khoán.
Về nguyên tắc, do hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán có bản chất là một dịch vụ thương mại nên chủ thể tiến hành hoạt động này phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc quy định các điều kiện này không ngoài mục đích giúp chính quyền kiểm soát tốt hơn đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh chứng khoán mà thông qua đó nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia thị trường như các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành chứng khoán.
Các điều kiện đối với chủ đề kinh doanh dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán bao gồm:
- Có giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán: Theo quy định của Luật chứng khoán thì giấy phép này đồng được công nhận là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành chứng khoán trong đó ghi rõ các loại hình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo đăng ký của tổ chức kinh doanh chứng khoán. (Điểm c Khoản 1 Điều 81 Luật chứng khoán 2019).
- Có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền để xác định giao dịch bảo lãnh phát hành chứng khoán. Trong thực tiễn giao dịch kinh doanh chứng khoán nói chung và giao dịch bảo lãnh phát hành chứng và nói riêng, bên đối tác của tổ chức kinh doanh chứng khoán thường yêu cầu tổ chức này phải chứng minh rõ ràng về tư cách chủ thể thì mới đồng ý giao dịch. Yêu cầu này sẽ ra là hoàn toàn chính đáng và hợp lý bởi lẽ họ muốn tránh cho mình những rủi ro pháp lý không đáng có trong quá trình giao dịch.
Ngoài hai điều kiện có tính nguyên tắc trên, Khoản 3 Điều 72 Luật chứng khoán 2019 còn có quy định rằng:
“Điều 72. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
3. Công ty chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.”
Quy định này có thể xem như một điều kiện bắt buộc dù là không chính thức, đối với chủ thể mua tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Chứng khoán.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh