2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chứng quyền là loại chứng khoán mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2018 nhưng chứng quyền đã trở thành một sản phẩm đầu tư phổ biến trên thị trường. Dưới đây Luật Hoàng Anh xin được trình bày về chứng quyền cũng như chứng quyền có đảm bảo mời bạn đọc tham khảo.
Theo Khoản 5 Điều 4 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 quy định khái niệm về chứng quyền như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
5. Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.”
Chứng quyền là một sản phẩm chịu tác động rất lớn của giá chứng khoán cơ sở. Từ 1 biến động nhỏ của giá chứng khoán cơ sở có thể dẫn đến một biến động lớn của giá chứng quyền. Thông qua sản phẩm này, nhà đầu tư có thể kiếm được một khoản lợi nhuận lớn từ một khoản đầu tư nhỏ.
- Vốn thấp, chi phí giao dịch thấp: nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng quyền chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ so với đầu tư cổ phiếu để nhận được khả năng sinh lời tương đương với đầu tư cổ phiếu.
- Giới hạn được mức lỗ: Khoản lỗ tối đa khi mua chứng quyền là mức phí ban đầu bỏ ra để mua chứng quyền. Tại thời điểm đáo hạn nếu mà giá cổ phiếu không được cao như kỳ vọng của nhà đầu tư thì họ có thể lựa chọn thực hiện quyền mua, lúc này thì mức lỗ của nhà đầu tư chính là mức phí mua chứng quyền đã bỏ ra.
- Tính đòn bẩy cao: Đây là đặc tính tự nhiên của chứng quyền do khi vốn đầu tư của chứng quyền thấp nhưng tỷ suất sinh lời lại tương đương với mức sinh lời của chứng khoán cơ sở.
- Không yêu cầu ký quỹ: Đây là điểm khác biệt giữa đầu tư chứng quyền với đầu tư hợp đồng quyền chọn.
- Thanh khoản được đảm bảo bời nhà phát hành: Khi thực hiện mua chứng quyền, nhà đầu tư sẽ được nhà phát hành chứng quyền là tổ chức tài chính bảo đảm quyền mua/bán chứng quyền cơ sở nếu nhà đầu tư có nhu cầu quyền của mình trong tương lai.
- Có nhiều rủi ro: Chứng quyền có tính đòn bẩy cao nên cũng có nhiều rủi ro đi cùng, bao gồm các loại rủi ro như: rủi ro từ nhà phát hành, vòng đời ngắn hạn, rủi ro từ biến động giá của chứng khoán cơ sở.
Theo Khoản 6 Điều 4 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 quy định khái niệm về chứng quyền có đảm bảo như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
6. Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.”
b. Phân loại chứng quyền có đảm bảo
Chứng quyền có đảm bảo gồm 2 loại chính: chứng quyền mua và chứng quyền bán
- Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu có quyền sử dụng để mua một lượng chứng khoán cơ sở nhất định tại một thời gian xác định trong tương lai. Người nắm giữ chứng quyền mua sẽ thực hiện quyền khi giá thực hiện thấp hơn giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm đáo hạn.
- Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu có quyền sử dụng để bán một lượng chứng khoán cơ sở nhất định tại một thời gian xác định trong tương lai. Ngược lại với chứng quyền mua, người sở hữu sẽ thực hiện quyền khi giá thực hiện cao hơn giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm đáo hạn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật chứng khoán.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh