2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Lựa chọn một hình thức đầu tư phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình triển khai một dự án của doanh nghiệp. Một hình thức đầu tư phù hợp liên quan đến cơ chế điều chỉnh toàn bộ quá trình triển khai dự án. Nó quyết định việc dự án có thể triển khai một cách nhanh chóng, thuận lợi, đạt hiệu quả cao hay không. Do đó khi quyết định đầu tư vào một dự án, công việc quan trọng nhất của nhà đầu tư là lựa chọn một hình thức đầu tư tốt nhất. Nhà đầu tư có thể chọn 1 trong 5 hình thức sau đây:
Theo Điều 21 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định có các hình thức đầu tư như sau:
“Điều 21. Hình thức đầu tư
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
3. Thực hiện dự án đầu tư.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.”
Điểm khác biệt giữa Luật đầu tư 2020 và năm 2014 là Luật đầu tư năm 2020 đã không liệt kê và quy định chi tiết về đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (đầu tư theo hình thức đối tác công tư) như trước. Lý giải cho sự thay đổi này là sự ra đời của Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư cũng sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Như vậy, Quốc hội đã quyết định ban hành một luật riêng, xây dựng khung pháp lý có hiệu lực cao hơn, ổn định hơn so với việc chỉ dừng ở mức quy định trong Nghị định như trước đây để bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP tạo môi trường pháp lý ổn định hơn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các pháp luật khác.
Trước kia, quy định chi tiết cho hoạt động PPP chỉ dừng ở cấp nghị định, chịu sự điều chỉnh của nhiều Luật khác nhau như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Quản lý nợ công...; Khung pháp lý ở cấp nghị định sẽ không ổn định, liên tục phải điều chỉnh, gây nhiều bất lợi cho cả phía nhà nước và doanh nghiệp khi thực hiện các dự án PPP có quy mô đầu tư lớn, dài hạn.
Thứ hai, việc xây dựng khung pháp lý có hiệu lực cao hơn, ổn định hơn giúp tránh được các rủi ro cho nhà đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách. Hợp đồng dự án PPP thường kéo dài từ 20-30 năm. Nhà đầu tư cũng như các bên cho vay thường yêu cầu tính bền vững của các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Luật PPP được ban hành là cơ sở cho việc hoàn thiện môi trường đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng một cách bền vững, lâu dài.
Thứ ba, Luật PPP hoàn thiện các cơ chế tổng thể bao gồm các hình thức hỗ trợ, ưu đãi và bảo đảm đầu tư từ phía Nhà nước cho nhà đầu tư để tăng tính hấp dẫn của dự án, thu hút đầu tư mạnh mẽ cũng như bảo đảm việc thực hiện dự án thành công. Đây là chính sách then chốt của Luật PPP, được nhiều nhà đầu tư, tổ chức quốc tế quan tâm và đánh giá là bước tiến trong chính sách thu hút đầu tư qua PPP tại Việt Nam.
Luật PPP với sự kế thừa những quy định tốt đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới, quan trọng bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP, tạo môi trường pháp lý ổn định hơn cho các dự án PPP trong thời gian tới.
- Ưu điểm:
+ Thành lập tổ chức kinh tế mới nhà đầu tư nước ngoài sẽ có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, giúp họ thực hiện dễ dàng hơn các quyền của mình.
+ Không bị giới hạn quy mô. Lợi nhuận, trách nhiệm pháp lý của công ty sẽ chia theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên nên đảm bảo được tính công bằng.
- Nhược điểm:
+ Thủ tục bị khá phức tạp và thời gian sẽ khéo dài hơn do ngoài việc tuân thủ luật đầu tư thì còn phải tuân thủ quy định của luật doanh nghiệp.
Kết luận: hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới là hình thức phù hợp nhất, nó sẽ đảm bảo được tốt nhất quyền, lợi ích của 2 nhà đầu tư.
- Ưu điểm:
+ Nhà đầu tư có thể nhanh chóng thực hiện dự án
+ Tiết kiệm chi phí hơn các hình thức đầu tư khác do không phải thực hiện nhiều thủ tục.
- Nhược điểm
+ Theo quy định của Luật đầu tư Việt Nam thì đầu tư theo hình thức này thì nhà đầu tư nếu muốn góp vốn trên 50% phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Như vậy nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm quyền quản lý công ty thì phải thực hiện thủ tục khá phức tạp. Vậy hình thức này không thể hài hòa lợi ích của cả 2 nhà đầu tư nên khó áp dụng.
Lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:
+ Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Ưu điểm:
+ Do không thành lập pháp nhân nên nhà đầu tư thường chủ động, linh hoạt hơn và ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư
+ Tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện, số lượng vốn do 2 bên tự thỏa thuận.
+ Giúp 2 bên hạn chế rủi ro nếu việc hợp tác kinh doanh không được như mong muốn và khi không muốn tiếp tục hợp tác thì chỉ cần thanh lý hợp đồng.
- Nhược điểm:
+ Không có sự ràng buộc chặt chẽ giữa hai bên
+ Các bên thỏa thuận để thực hiện các hoạt động đầu tư dẫn đến một số vấn đề giấy tờ, trách nhiệm pháp lý phải có một bên chịu trách nhiệm dẫn đến sự không công bằng, nhất là với doanh nghiệp nước ngoài có thể bị thiệt hơn.
+ Hai bên đầu tư sẽ phải lựa chọn một con dấu của một trong hai nhà đầu tư để phục vụ cho các hoạt động của dự án đầu tư điều này có thể sẽ gây rắc rối và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh