2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Chứng khoán có thể hiểu là các loại giấy tờ mang trị giá khác nhau được các tổ chức phát hành theo quy định của pháp luật. Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa mang tính trừu tượng, có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính. Như vây, Chứng khoán là một loại tài sản và trong đó có cổ phiếu. Vậy cổ phiếu là gì và có những loại cổ phiếu nào?
Khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 quy định
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.”
Khi một công ty cần gọi vốn, số vốn cần gọi sẽ được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông sẽ được cấp một giấy xác nhận quyền sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu.
Cổ phiếu là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông sẽ tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ trong công ty cổ phần. Vì vậy, cổ phiếu còn có tên gọi khác là chứng khoán vốn.
Ngoài ra, Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phiếu như sau:
“Điều 121. Cổ phiếu
1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
c) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
đ) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
e) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
g) Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.”
Như vậy, chính công ty cổ phần đã khai sinh ra cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới được quyền phát hành cổ phiếu.
Các cổ đông - người mua cổ phần của công ty - là người góp vốn cùng công ty hoạt động để tạo ra vốn điều lệ, là người chủ sở hữu công ty. Vì vậy cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.
Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty.
Người nắm giữ cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông) có quyền dự họp đại hội cổ đông cũng như có quyền biểu quyết những vấn đề lớn của công ty.
Cổ phiếu phổ thông không có thời hạn hoàn trả vì đây không phải là khoản nợ đối với công ty.
Người nắm giữ cổ phiếu phổ thông sẽ được hưởng cổ tức tùy thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty; Đồng thời cũng là người dánh chịu rủi ro mà công ty gặp phải, tương ứng với phần vốn góp và là người được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lý công ty sau khi công ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho cổ đông ưu đãi.
Người góp vốn vào công ty không được quyền rút vốn ra khỏi công ty mà phải chuyển nhượng quyền sở hữu số cổ phần đó dưới hình thức bán lại hoặc quà tặng hay để lại cho người thừa kế.
Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên so với cổ phiếu thường. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi của công ty.
Tùy vào loại hình ưu đãi mà người nắm giữ sẽ hoặc được hưởng một số đặc quyền hơn hoặc bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông.
Có ba loại cổ phiếu ưu đãi phổ biến:
+ Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: được trả cổ tức cao hơn người nắm cổ phiếu phổ thông nhưng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
+ Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: người nắm giữ cổ phiếu này được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được thoả thuận trước.
Nhưng người nắm cổ phiếu này cũng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
+Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông.
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có các quyền khác như cổ đông phổ thông bao gồm quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Chứng khoán.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh