2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Nhà nước ta khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Các nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài bằng các hình thức như thành lập tổ chức kinh tế, thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài… Có những dự án cần được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về thẩm quyền của Quốc hội và của THủ tướng Chính phủ về chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Khoản 1 Điều 56 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật đầu tư 2020) quy định về thẩm quyền chấp thuận đậu tư ra nước ngoài của Quốc hội trong các trường hợp sau:
“Điều 56. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.”
Như vậy những dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định và những dự án có vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở lên thì cần quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội.
Theo Khoản 2 Điều 56 Luật đầu tư 2020 quy định về thẩm quyền chấp thuận đậu tư ra nước ngoài của THủ tướng Chính phủ trong các trường hợp sau:
“Điều 56. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
2. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.”
Trừ các dự án trong trường hợp cần quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội thì các dự án cần quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ là các dự án thuộc các ngành nghề ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư từ 400 tỷ đồng trở lên hoặc tất cả dự án có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên dù đầu tư kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào.
Như vây, Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ là hai cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Tùy vào từng dự án cụ thể mà Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ sẽ có thẩm quyền chấp thuận đầu tư.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh