2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài với sự kiểm soát cao. Doanh nghiệp đầu tư vốn cổ phần hoặc vốn vào các quốc gia khác nhằm mục đích xây dựng hoặc mua lại các nhà máy sản xuất, các công ty con, văn phòng bán hàng hoặc các cơ sở cần thiết khác. Dưới đây là 3 đặc điểm về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới bạn đọc tham khảo.
Mục tiêu của hình thức đầu tư là trực tiếp quản lý điều hành được sử dụng vốn của mình và có quyền tham gia vào hoạt động của tổ chức kinh tế mà mình thực hiện hoạt động đầu tư. Do đó, nhà đầu tư thường quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức kinh tế đó, vì liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Hình thức đầu tư này sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể tiếp cận nền kinh tế của tổ chức kinh tế được đầu tư trực tiếp, trong khi ở những hình thức đầu tư khác nhà đầu tư không thể thực hiện được.
Ví dụ: Hình thức đầu tư vào vốn không nhằm tạo ra ảnh hưởng đến quản trị nội bộ của doanh nghiệp
Chính mong muốn gây ảnh hưởng hay kiểm soát một cách đáng kể và quản trị nội bộ của tổ chức kinh tế tạo ra sự khác biệt giữa hoạt động đầu tư trực tiếp với hoạt động đầu tư vào vốn đơn thuần. Bởi, hoạt động đầu tư vào vốn đơn thuần là hoạt động đầu tư chỉ quan tâm chủ yếu vào thu nhập tạo ra từ việc mua học bán cổ phần hoặc các loại chứng khoán khác mà không quan tâm đến việc thực hiện kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản có ở tổ chức kinh tế, tương tự với các khoản đầu tư mà nhà đầu tư bỏ ra. Với bản chất này, hoạt động đầu tư trực tiếp có thể dẫn đến sự đầu tư về tài chính lâu dài ổn định và việc chuyển giao công nghệ nhằm tối đa hóa hoạt động sản xuất và kết quả của công ty theo thời gian. Trong khi đó, đầu tư vào vốn hay quỹ chỉ dừng lại ở tính lợi nhuận trong việc quyết định mua hoặc bán chứng khoán.
Nhiều yếu tố có thể xác định ảnh hưởng trực tiếp của nhà đầu tư nên tổ chức kinh tế tuy nhiên nhằm bảo vệ sự thống nhất và khả năng so sánh những dữ liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các quốc gia trên thế giới việc áp dụng chặt chẽ các yếu tố được khuyến nghị để định nghĩa về đầu tư trực tiếp. Đầu tư được coi là trực tiếp khi nhà đầu tư sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% quyền biểu quyết của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nói một cách khác ngưỡng 10% là tiêu chí được áp dụng để xác định xem liệu một nhà đầu tư có thực hiện hay không ảnh hưởng đến quản trị của công ty và từ đó xác định quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công ty có vốn đầu tư trực tiếp có thể là công ty con mà nhà đầu tư sở hữu 50% vốn có quyền biểu quyết hoặc công ty thành viên liên kết trong đó nhà đầu tư sở hữu từ 10 đến 50% vốn có quyền biểu quyết. Mối quan hệ giữa nhà đầu tư trực tiếp và những tổ chức kinh tế được đầu tư trực tiếp có thể phức tạp, nhà đầu tư có thể chỉ có mối quan hệ hạn chế, thậm chí không có mối liên hệ nào với cơ quan điều hành của doanh nghiệp.
Về hình thức thực hiện: đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thực hiện thông qua việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc góp vốn hoặc mua cổ phần phần vốn góp vào tổ chức kinh tế đã hình thành tới mức chi phối hoạt động của tổ chức kinh tế này, hoặc cũng có thể thông qua việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh mà nhà đầu tư có thể quản lý được hoạt động đó. Tuy nhiên, dù hình thức nào thì hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng hướng tới mục tiêu vì lợi ích lâu dài thông qua việc kiểm soát hoạt động đầu tư của mình. Theo quy định của tại Khoản 1 Điều 52 Luật đầu tư 2020 quy định đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thể hiện dưới các hình thức sau:
“Điều 52. Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;”
Về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài: đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với các dòng chuyển dịch về vốn, về công nghệ, về nhân lực. Chính vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với các hoạt động chuyển vốn, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kinh nghiệm, kiến thức. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tạo ra thị trường mới cho cả nên đầu tư vào bên tiếp nhận đầu tư. Có thể thấy đây là hình thức đầu tư mang tính ổn định và bền vững. Hoạt động này thường được thực hiện từ quốc gia có nền kinh tế phát triển sang quốc gia đang phát triển hoặc chậm phát triển nhằm tìm kiếm thị trường, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ ở mục đích kiếm lợi nhuận cao.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh