2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 43 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định về đảm bảo thực hiện dự án đầu tư như sau:
“Điều 43. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
b) Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
c) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
2. Căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án đầu tư, mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 01% đến 03% vốn đầu tư của dự án đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư gồm nhiều giai đoạn đầu tư thì số tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả theo từng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo quy định pháp luật đầu tư, nhà đầu tư có thể bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư thông qua 2 hình thức: ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng; hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng) về nghĩa vụ ký quỹ (theo đó nhà đầu tư sẽ phải nộp chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng về nghĩa vụ kí quỹ). Theo đó, Luật Đầu tư 2020 đã bổ sung thêm hình thức bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ kí quỹ so với Luật Đầu tư 2014.
Nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan đăng kí đầu tư và nhà đầu tư.
Mức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần. Tuy nhiên, phần vốn này không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho nhà nước và chi phí xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nghĩa vụ bàn giao cho nhà nước quản lý sau khi hoàn thành (nếu có). Trường hợp tại thời điểm ký kết Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư mà chưa xác định được chính xác các chi phí xây dựng các công trình bàn giao cho Nhà nước thì cơ quan đăng ký đầu tư căn cứ vào dự toán chi phí trong Đề xuất dự án do nhà đầu tư lập để xác định số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.
Cụ thể, mức bảo đảm kí quỹ theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật đầu tư là:
“Điều 26. Thủ tục bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư
2. Mức bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
a) Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức bảo đảm là 3%;
b) Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 2%;
c) Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức bảo đảm là 1%.”
Bên cạnh đó, bảo đảm thực hiện dự án đầu tư đã được hướng dẫn chi tiết tại Điều 25 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP
- Trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 43 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Trường hợp bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ, tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp số tiền ký quỹ mà nhà đầu tư phải nộp trong trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 26 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
- Hợp đồng bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ giữa tổ chức tín dụng và nhà đầu tư được ký kết và thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự, tín dụng, bảo lãnh ngân hàng và pháp luật có liên quan.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Luật đầu tư cũ năm 2014, Luật đầu tư năm 2020 đã bổ sung thêm hình thức bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư đã thực hiện hoặc được chấp thuận, cho phép thực hiện theo quy định trước ngày 01/7/2015 mà thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư không phải thực hiện ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ.
- Trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất sau khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thì phải thực hiện ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ theo quy định. (Khoản 4 Điều 77 Luật đầu tư 2020)
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh