Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:23 (GMT+7)

các điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP

Theo Khoản 1 Điều 14 Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020 quy định về các điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP gồm có:

“Điều 14. Lựa chọn dự án và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP

1. Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:

a) Sự cần thiết đầu tư;

b) Thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này và đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này;

c) Không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án;

d) Có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác;

đ) Có khả năng bố trí vốn nhà nước trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước.”

1. Sự cần thiết đầu tư

Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, là một lĩnh vực hoạt động nhằm tạo ra và duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật mới, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, và vì thế, là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của các doanh nghiệp.

Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác đó là:

- Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.

- Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động có tính chất lâu dài được thể hiện ở thời gian thực hiện đầu tư (thời gian xây dựng công trình của dự án), thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi thời gian dài. Do đó, không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế.

- Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian.

- Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn không chỉ đến quá trình thực hiện đầu tư mà cả quá trình vận hành các kết quả đầu tư sau này.

Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý… có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư. Phải dự đoán được các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư.

Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư (lập dự án đầu tư). Có thể nói, dự án đầu tư (đươc soạn thỏa tốt) là kim chỉ nam, là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn.

2. Thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư và đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

a. Lĩnh vực đầu tư

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư 2020 quy định lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP gồm có:

- Giao thông vận tải; (1)

- Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực; (2)

- Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải; (3)

- Y tế; giáo dục - đào tạo; (4)

- Hạ tầng công nghệ thông tin. (5)

b. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư 2020 quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau

- Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại (1); (2); (3); (5); trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;

- Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại (4);

- Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.

Ngoài các điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP nêu trên thì dự án đầu tư còn phải đáp ứng đươc các điều kiện sau: Không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án; Có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác; Có khả năng bố trí vốn nhà nước trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư