Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:40 (GMT+7)

Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo Khoản 1 Điều 17 Luật chứng khoán 2019

Theo Khoản 1 Điều 17 Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 quy định tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây:

“Điều 17. Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng

1. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật này;

b) Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật;

c) Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.”

1. Cấp giấy phép thực hiện họt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Theo Khoản 31 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định về bảo lãnh phát hành chứng khoán như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

31. Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.”

Bảo lãnh phát hành chứng khoán bao giờ cũng được thực hiện bởi những tổ chức chuyên nghiệp là công ty chứng khoán hoặc tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng, trên nguyên tắc các chủ thể này phải được cấp giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và tiến hành đăng ký kinh doanh với chính quyền về hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.

2. Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính

Theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC quy định các chỉ tiêu an toàn tài chính gồm:

- Vốn khả dụng: Vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng chín mươi (90) ngày.

- Các khoản giảm trừ khỏi vốn khả dụng của công ty chứng khoán: Trường hợp công ty chứng khoán có tài sản đảm bảo để ngân hàng thực hiện bảo lãnh thanh toán khi phát hành chứng quyền có bảo đảm thì giá trị giảm trừ là giá trị nhỏ nhất của các giá trị sau: giá trị bảo lãnh thanh toán của ngân hàng; giá trị tài sản đảm bảo được xác định theo quy định pháp luật.

- Các khoản giảm trừ khỏi vốn khả dụng của công ty quản lý quỹ: Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các khoản đầu tư, (trừ một số chứng khoán theo quy định của pháp luật), trên cơ sở chênh lệch giữa giá trị ghi sổ so với giá thị trường xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

- Các khoản tăng thêm: Toàn bộ phần giá trị tăng thêm của các khoản đầu tư, tài sản tài chính ghi theo giá trị ghi sổ không bao gồm chứng khoán quy định tại khoản 7 Điều 5, khoản 5 Điều 6 Thông tư này, trên cơ sở chênh lệch giữa giá trị ghi sổ so với giá thị trường xác định theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

- Giá trị rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán được xác định là giá trị lớn nhất của các giá trị sau: 25% chi phí duy trì hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán trong vòng mười hai tháng liền kề tính tới thời điểm tính toán, 20% vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật.

- Giá trị rủi ro thị trường: Kết thúc ngày giao dịch, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thị trường đối với các tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

- Giá trị rủi ro thanh toán: Kết thúc ngày giao dịch, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch.

- Tỷ lệ vốn khả dụng và các mức cảnh báo.

- Chế độ báo cáo về tỷ lệ vốn khả dụng: Chế độ báo cáo định kỳ và chế độ báo cáo bất thường.

3. Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.

Theo Khoản 21 Điều 4 Luât chứng khoán 2019 quy định về khái niệm tổ chức phát hành như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

21. Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán.”

Như vậy, Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán không phải là người có liên quan đến tổ chức thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán

Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật chứng khoán.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư