2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Với chính sách khuyến khích đầu tư đầu tư nguồn vốn FDI của Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, những năm gần đây, số lượng cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất lớn, đa dạng về lĩnh vực… tạo nhiều việc làm cho người dân, là đòn bẩy cho kinh tế một số địa phương. Vậy, Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI ở Việt Nam là gì?
Trên thực tế, có nhiều các định nghĩa khác nhau, các góc nhìn khác nhau về doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, một cách khái quát và ngắn gọn nhất, có thể hiểu rằng: Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình. Thực ra, luật pháp Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng với loại hình doanh nghiệp này.
Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư). Có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Như vậy, doanh nghiệp FDI có thể hiểu là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài. Thành lập tại Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
- Hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI:
+ Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác;
+ Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC.
- Hình thức doanh nghiệp:
+ Công ty TNHH 1 thành viên;
+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
+ Công ty cổ phần;
+ Công ty hợp danh.
- Quyền và nghĩa vụ: Có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, hưởng các chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp FDI.
- Mục đích hoạt động: Hợp tác với các tổ chức kinh tế Việt Nam, mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:
“19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”
Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra thành lập hoặc góp vốn.
Để trở thành doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp không được kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020
Xem thêm: Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Luật đầu tư 2020?
Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hoàn thành xong bước này, doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI và được hưởng các ưu đãi của một doanh nghiệp FDI.
Như vậy, điều kiện quan trọng nhất của để trở thành doanh nghiệp FDI là được thành lập hoặc góp vốn từ nhà đầu tư nước ngoài và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh