2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhà đầu tư cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì mới được quyền thực hiện dự án, chuyển vốn ra nước ngoài cho dự án. Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là giấy tờ xác nhận dự án của nhà đầu tư hợp lệ, đã được cơ quan ban ngành thẩm định, xem xét. Trên Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài sẽ thể hiện các nội dung chi tiết của dự án nhằm mục đích cho các ban ngành có chức năng kiểm tra xem nhà đầu tư có thực hiện dự án đúng hay không hoặc cần thiết cho nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục ưu đãi đầu tư. Dưới đây Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, mời các bạn đọc tham khảo.
Theo Điều Luật đầu tư số 31/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
“Điều 62. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Mã số dự án đầu tư.
2. Nhà đầu tư.
3. Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có).
4. Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
5. Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
7. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).”
Điều 37 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2020 quy định về mã số dự án như sau:
Mã số dự án đầu tư là một dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Mỗi dự án đầu tư được cấp một mã số duy nhất, tồn tại trong quá trình hoạt động của dự án và hết hiệu lực khi dự án chấm dứt hoạt động.
Đối với dự án đầu tư thực hiện theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác, mã số dự án đầu tư là số Giấy chứng nhận đầu tư, số Giấy phép đầu tư hoặc số giấy tờ có giá trị tương đương khác đã cấp cho dự án đầu tư.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Mỗi dự án đầu tư đều được các nhà đầu tư lựa chọn tên cho phù hợp với nội dung, mục đích của dự án. Việc đặt tên cho dự án đầu tư phụ thuộc vào quyết định của nhà đầu tư. Pháp luật không có quy định cụ thể về điều kiện đặt tên dự án. Tên dự án đầu tư là một nội dung trên Giấy chứng nhận đầu tư nên nhà đầu tư cần phải có sự chuẩn bị ngay từ thời điểm nộp hồ sơ.
Mục tiêu, địa điểm dự án là một trong những nội dung không thể thiếu khi thực hiện dự án đầu tư. Để dự án hoạt động hiệu quả, nhà đầu tư bắt buộc phải xác định được mục tiêu cũng như địa điểm của dự án đầu tư. Khi có nhu cầu cần điều chỉnh lại mục tiêu hay địa điểm dự án thì nhà đầu tư cần phải làm thủ tục điều chỉnh mục tiêu, địa điểm dự án với cơ quan có thẩm quyền và phải được sự chấp thuận của cơ quan đó.
Hình thức đầu tư ra nước ngoài gồm 5 hình thức quy định ở Khoản 1 Điều 52 Luật đầu tư 2020.
Xem thêm: Có những hình thức đầu tư ra nước ngoài nào?
Vốn đầu tư là các loại tài sản và tiền nhằm mục đích thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Vốn đầu tư của một dự án thường bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động. Đối với những công ty vốn nước ngoài, nguồn vốn đầu tư sẽ được sử dụng rộng rãi hơn.
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài: Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài; Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
Tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài: Trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cần phải ghi rõ:
+Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
+ Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
Nhà đầu tư có các quyền lựa chonj ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật không cấm; tự quyết trong hoạt động kinh doanh của mình; quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư và thu nhập; các quyền đảm bảo hoạt động đầu tư kinh doanh, quyền ưu đãi, hỗ trợ đầu tư…
Bên cạnh các quyền của nhà đầu tư thì các nhà đầu tư cũng phải thực hiện đảm bảo thực hiện nghĩa vụ về thủ tục đầu tư, thuế, nghĩa vụ tài chính, môi trường…
Trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sẽ thể hiện đầy đủ thông tin dự án đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư. Dựa trên những thông tin này các ban ngành có trách nhiệm kiểm tra, giám sát xem nhà đầu tư có thực hiện dự án đúng với nội dung đã đăng ký hay không. Ngoài ra nếu dự án của nhà đầu tư có được hưởng ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu thì sẽ được thể hiển trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nhà đầu tư sẽ dùng để khi làm việc với cơ quan thuế, hải quan vể việc miễn giảm thuế.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh