2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là một trong những nội dung được pháp luật đầu tư điều chỉnh. Hoạt động này liên quan đến việc nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các quy định của pháp luật trong nước cũng như pháp luật nơi tiếp nhận đầu tư. Dươi đây là phần trình bày về khái niệm hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Theo Khoản 13 Điều 3 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định khái niệm hoạt động đầu tư ra nước ngoài như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
13. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.”
Đầu tư ra nước ngoài có thể được hiểu một cách đơn giản là việc nhà đầu tư của một quốc gia mang lại sản của mình đến một quốc gia khác, vùng lãnh thổ khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, thu lợi nhuận. Với cách hiểu này nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến việc dịch chuyển về con người, về tài sản để thực hiện hoạt động đầu tư từ quốc gia nơi có nhà đầu tư đến quốc gia nơi tiếp nhận đầu tư.
Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư, việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài sang nước mình để thực hiện hoạt động đầu tư là nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quốc gia nước tiếp nhận đầu tư cũng phải biết cân bằng các lợi ích mà đầu tư đem lại cho quốc gia mình với lợi ích của các nhà đầu tư. Quốc gia nước tiếp nhận đầu tư cần phải bảo đảm cho nhà đầu tư được bảo toàn và được hưởng những lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại một cách hợp pháp. Chính vì vậy, việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ quốc gia dẫn đến nghĩa vụ của quốc gia tiếp nhận đầu tư phải bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đề này cũng như những nghĩa vụ đối xử khác phù hợp với nguyên tắc tập quán quốc tế về đầu tư. Các nghĩa vụ này có bản chất là các nghĩa vụ mang tính nguyên tắc được luật quốc tế công nhận. Các quyền của nhà đầu tư nước ngoài có thể được bảo vệ thông qua các nguyên tắc về bảo vệ quyền con người được ghi nhận trong Luật quốc tế, hoặc thông qua các quy định được nêu trong Điều ước quốc tế song phương, đa phương về đầu tư.
Đối với quốc gia có nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài (gọi tắt là quốc gia đầu tư), việc cho phép các nhà đầu tư mang tài sản được trong nước ra nước ngoài sẽ dẫn đến việc phát tán nguồn lực của quốc gia sang quốc gia nước trực tiếp nhận đầu tư. Do vậy, xét ở góc độ kinh tế, nếu cho phép nhà đầu tư của mình thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài mà chị nhằm đem lại các lợi ích cho quốc gia nước tiếp nhận đầu tư thì quốc gia này không thấy có lý do cho phép thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Quốc gia đầu tư chỉ có thể chấp nhận việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nếu hoạt động này cũng mang lại lợi ích cho quốc gia mình, bên cạnh những lợi ích mà nhà đầu tư thu được. Lợi ích đó có thể được thể hiện giữa hình thức lợi nhuận, ngoại tệ thu được từ hoạt động đầu tư kinh doanh và chuyển về quốc gia đầu tư, hoặc lợi ích từ việc mở mang thị trường xuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia khác. Lợi ích của quốc gia đầu tư sẽ chỉ có thể có được khi các lợi ích của nhà đầu tư được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Chính vì vậy, giữa các quốc gia nước tiếp nhận đầu tư và quốc gia đầu tư thường có những cam kết quốc tế về đầu tư nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài tại quốc gia nào tiếp nhận đầu tư.
Đối với nhà đầu tư, việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài chứa được những rủi ro nhất định. Bởi khi mang tài sản sang một quốc gia khác họ sẽ gặp phải những rủi ro về chính trị, pháp luật, bên cạnh những rủi ro gắn liền với hoạt động đầu tư. Chính sách và pháp luật của quốc gia nước tiếp nhận đầu tư có thể thay đổi theo hướng không thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ví dụ, những yêu cầu liên quan đến tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của quốc gia nước tiếp nhận đầu tư, yêu cầu liên quan đến tỉ lệ xuất khẩu hàng hóa cần đạt được...
Khi đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ khó có thể thực hiện hoạt động đầu tư sinh lợi như mục tiêu đặt ra. Do vậy, để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, quốc gia nước tiếp nhận đầu tư như thường có những quy định về bảo đảm đầu tư, bên cạnh các biện pháp ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như cho các nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra, những cam kết ở tầm quốc tế trong khuôn khổ Điều ước quốc tế song phương và đa phương về đầu tư cũng là những đảm bảo chắc chắn đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư tại quốc gia khác.
Như vậy có thể thấy, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo nên mối quan hệ ba bên, giữa quốc gia nước tiếp nhận đầu tư với quốc gia đầu tư, giữa nhà đầu tư với quốc gia đầu tư, giữa nhà đầu tư với quốc gia nước tiếp nhận đầu tư. Các quan hệ này được điều chỉnh bởi các Điều ước quốc tế về đầu tư, bảo luật quốc tế nói chung, bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh