2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai. Hoạt động niêm yết chứng khoán phái sinh được thực hiện sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động niêm yết chứng khoán phái sinh như sau:
“Điều 15. Niêm yết chứng khoán phái sinh
1. Sở giao dịch chứng khoán phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định các nội dung của chứng khoán phái sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này; thực hiện việc niêm yết và tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định chứng khoán phái sinh giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Thông tin về tài sản cơ sở bao gồm: tên, mã và các thông tin khác về tài sản cơ sở;
- Thông tin về chứng khoán phái sinh bao gồm: tên hợp đồng, quy mô hợp đồng, phương thức giao dịch, giới hạn vị thế, thời gian giao dịch, thời gian đáo hạn, ngày thanh toán cuối cùng, ngày giao dịch cuối cùng, ngày niêm yết, phương thức thực hiện thanh toán, bước giá, đơn vị yết giá, biên độ dao động giá, phương thức xác định giá thanh toán cuối ngày, giá thanh toán cuối cùng, giá tham chiếu, mức ký quỹ;
- Trường hợp chứng khoán phái sinh là hợp đồng quyền chọn phải có thêm thông tin về loại quyền chọn (mua hoặc bán), kiểu quyền chọn (chỉ thực hiện quyền tại ngày đáo hạn hoặc thực hiện quyền trước hoặc tại ngày đáo hạn), giá thực hiện.
Theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định Sở giao dịch chứng khoán hủy niêm yết chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
“2. Sở giao dịch chứng khoán hủy niêm yết chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Chứng khoán phái sinh đáo hạn;
b) Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh bị hủy niêm yết hoặc không còn được sử dụng làm tài sản cơ sở;
c) Các trường hợp khác mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.” 3. Việc hủy niêm yết chứng khoán phái sinh quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.”
Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh (tiếng Anh gọi là Expiration date) là ngày hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh (Hợp đồng Tương lai hoặc Hợp đồng Quyền chọn). Trước hoặc trong ngày này, nhà đầu tư phải quyết định được họ sẽ làm gì với vị thế của mình.
Trước khi đáo hạn 1 quyền chọn, người nắm giữ hợp đồng có thể chọn thực hiện quyền chọn, đóng vị thể ghi nhận lãi lỗ, hoặc để nguyên 1 hợp đồng vô giá trị đáo hạn.
Hủy niêm yết là việc chấm dứt giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán. Có khá nhiều nguyên nhân khiến chứng khoán bị hủy niêm yết nhưng tựu trung lại có hai dạng là hủy niêm yết tự nguyện và hủy niêm yết bắt buộc.
Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh (sau đây gọi là tài sản cơ sở) là chứng khoán, chỉ số chứng khoán hoặc tài sản khác theo quy định của Chính phủ được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.
Ví dụ: Sau thời gian liên tục bị đưa vào diện kiểm soát, cổ phiếu của CTCP Thủy sản Số 4 (HOSE: TS4) sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE vào ngày 13/09/2021 tới đây.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với hơn 16 triệu cp TS4 kể từ ngày 13/09/2021, giá trị cổ phiếu bị hủy niêm yết gần 162 tỷ đồng.
Lý do hủy niêm yết được phía HOSE đưa ra là vì Thủy sản số 4 đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
Lưu ý: Việc hủy niêm yết chứng khoán phái sinh đối với trường hợp tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh bị hủy niêm yết hoặc không còn được sử dụng làm tài sản cơ sở (quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2020/NĐ-CP) phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật chứng khoán.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh