2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định về khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong các hình thức đầu tư được quy định tại Điều 21 luật đầu tư năm 2020. Hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh được đánh giá là hình thức đầu tư linh hoạt và hiệu quả, được pháp luật đầu tư của hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng có ý nghĩa ký kết với các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận phân chia tài sản mà không thành lập tổ chức kinh tế. Như vậy có thể hiểu bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là giữa hai hay nhiều chủ thể có chung một dự án kinh doanh muốn liên kết cùng nhau thực hiện. Tuy nhiên, nếu họ không muốn thành lập tổ chức kinh tế, thì lúc này họ sẽ có thể thành lập hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC để thể hiện sự liên kết đầu tư giữa hai bên. Điều này có thể có nhiều điểm tích cực dành cho các nhà đầu tư. Cụ thể:
- Hợp đồng BCC không yêu cầu phải thành lập pháp nhân được xem là ưu điểm nổi bật đối với các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng. Nhà đầu tư và đối tác có thể thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng với tư cách là nhà đầu tư độc lập mà không bị ràng buộc bởi một pháp nhân chung.
- Nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc thành lập và vận hành một pháp nhân mới, không phải phụ thuộc vào quyết định của đối tác khi nhà đầu tư muốn chuyển nhượng hoặc bán đi phần của mình trong một số trường hợp cụ thể. Thay vào đó, khi dự án kết thúc, nhà đầu tư cũng không phải lo lắng về vấn đề giải thể.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC cũng là một trong những lựa chọn tối ưu của các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một thị trường mới nhưng vẫn có thể nhanh chóng tiếp cận được thông tin dưới sự am hiểu về thị trường thông qua các đối tác trong nước. Đồng thời, nhà đầu tư trong nước cũng được đối tác hỗ trợ về vốn, công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển dự án đầu tư. Hình thức đầu tư này phù hợp với dự án đầu tư ngắn hạn và tiến độ thực hiện nhanh.
Dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên việc không thành lập pháp nhân cũng là hạn chế đối với hình thức đầu tư này. Việc thực hiện những hợp đồng, giao dịch trên là nhằm phục vụ cho hợp đồng BCC cũng sẽ gây phân vân cho bên thứ ba khi không tồn tại một đại diện - một Công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư. Trong khi Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm giữa các bên đối tác khi giao kết hợp đồng với bên thứ 3. Ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận việc lựa chọn con dấu của một trong hai bên để phục vụ cho việc ký kết các hợp đồng với bên thứ 3. Nếu có rủi ro xảy ra, cụ thể khi các bên bất đồng quan điểm trong việc sử dụng con dấu để ký kết hợp đồng, thì dự án đầu tư đó sẽ phải dừng lại và chờ đợi giải quyết.
Tóm lại, trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của chính mình, nhân danh mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Với cơ chế đàm phán để chia sẻ nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh có tính linh hoạt do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân của quan hệ đầu tư với nhau.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh