2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ý nghĩa ghi nhận việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp, là cơ sở pháp lý cho những hoạt động phát sinh sau này của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tận dụng thời gian và cơ hội kinh doanh cũng như các bước chuẩn bị cần thiết để đưa doanh nghiệp vận hành, người thành lập cần phải ký kết các hợp đồng như hợp đồng thuê trụ sở, hợp đồng dịch vụ pháp lý với công ty luật để thực hiện thủ tục thành lập công ty, hợp đồng mua máy móc, trang thiết bị và nhiều hợp đồng khác trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đây luật Hoàng Anh xin trình bày quy định pháp luật về vấn đề này.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2020, hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp sẽ do người thành lập doanh nghiệp ký kết. Định nghĩa về người thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 25, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, theo đó: “Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp”. Có thể thấy, yêu cầu này là cần thiết vì chỉ có những chủ thể thành lập mới là người có quyền và nghĩa vụ trực tiếp nhất với doanh nghiệp đang hoặc sẽ được thành lập.
Hợp đồng này bắt buộc phải nhằm mục đích phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trong thời điểm trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp. Nếu hợp đồng được người thành lập công ty ký kết nhưng không phải để phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này mà thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa có quy định rõ ràng về tiêu chí xác định mục đích, nên khi giao kết hợp đồng các bên cần quy định rõ mục đích này trong hợp đồng.
- Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết và các bên phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác. Quy định này là hoàn toàn hợp lý vì suy cho cùng, mục đích của hợp đồng là phục vụ lợi ích cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã được công nhận trước pháp luật, doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nhân danh chính mình.
- Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng; trường hợp có người khác tham gia thành lập doanh nghiệp thì cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của bên còn lại khi giao kết hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh thì người ký kết hợp đồng nhân danh mình chịu trách nhiệm hoặc những người thành lập liên đới chịu trách nhiệm.
- Riêng đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, vì đặc tính không có tư cách pháp nhân sau khi thành lập nên sẽ không đặt ra vấn đề phân biệt trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân trước và sau khi thành lập. Trong mọi trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân đều phải chịu trách nhiệm vô hạn. Vấn đề chịu trách nhiệm của hợp đồng ký trước khi thành lập doanh nghiệp chỉ đặt ra đối với người thành lập doanh nghiệp là thành viên công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Với công ty hợp danh thì tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
“Điều 177. Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Doanh nghiệp
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh