2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thông tư số 119/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, quy định rõ các trường hợp hủy đăng ký chứng khoán. Cụ thể theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hủy đăng ký chứng khoán trong các trường hợp sau:
- Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm đến thời gian đáo hạn;
- Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp được tổ chức phát hành mua lại trước thời gian đáo hạn;
- Tổ chức phát hành thực hiện giảm vốn, giải thể, phá sản hoặc bị chấm dứt tồn tại do tổ chức lại doanh nghiệp;
- Tổ chức phát hành hoán đổi cổ phiếu, công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp;
- Cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa không phải là công ty đại chúng bị hủy niêm yết, hủy đăng ký giao dịch và doanh nghiệp có yêu cầu hủy đăng ký chứng khoán;
- Chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng quyền có bảo đảm hủy niêm yết;
- Quỹ hoán đổi danh mục giải thể;
- Chứng khoán của các công ty đại chúng đã đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam nhưng không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng và công ty có yêu cầu hủy đăng ký;
- Tổ chức phát hành, công ty đại chúng đăng ký chứng khoán theo thỏa thuận với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tự nguyện hủy đăng ký chứng khoán;
- Hủy đăng ký số công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương do nhà tạo lập thị trường, nhà đầu tư không thanh toán tiền mua; hủy công cụ nợ của Chính phủ do đáo hạn hợp đồng đảm bảo thanh khoản giữa Kho bạc Nhà nước và nhà tạo lập thị trường, nhà đầu tư.
Ví dụ: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về cổ phiếu bị hủy đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM trong tháng 7 năm 2021. Nguyên nhân là do các công ty này bị hủy tư cách công ty đại chúng theo quyết định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
+ Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây bị hủy tư cách công ty đại chúng do vốn điều lệ đến cuối năm 2020 chỉ 18,76 tỉ đồng, thấp hơn mức tối thiểu để trở thành công ty đại chúng là 30 tỉ đồng theo quy định mới tại Luật Chứng khoán 2019.
+ Ngoài ra, một số cổ phiếu khác bị huỷ đăng ký giao dịch vì doanh nghiệp bị huỷ tư cách công ty đại chúng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra thông báo hủy tư cách công ty đại chúng của Thép Đà Nẵng (mã DNS) đang giao dịch trên sàn UPCom kể từ ngày 23.4.2021. Cổ phiếu DNS sẽ có phiên giao dịch cuối cùng trên UPCoM vào ngày 12.7.2021 và 21,6 triệu cổ phiếu DNS bị hủy đăng ký giao dịch từ 13.7. Thép Đà Nẵng bị hủy tư cách công ty đại chúng do tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn chiếm đến 97,15% số cổ phần có quyền biểu quyết, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông khác chỉ chiếm 2,85% không đảm bảo điều kiện tối thiểu 10% theo quy định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật chứng khoán.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh