2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tên doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống doanh nghiệp, nó gắn liền với sự tồn tài, hưng thịnh hay suy vong của doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của tên doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã có những chiến lược xây dựng và bảo vệ đối với tên gọi của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó pháp luật cũng tạo dựng hành lang pháp lý nhằm bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp đối với tên gọi của doanh nghiệp. Hãy Liên Hệ Ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0908308123 để được Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp MIỄN PHÍ một cách chi tiết và hiệu quả nhất hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Tên doanh nghiệp là tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng, dùng để xưng danh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Điều 37, 39 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
Đối với tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Đối với tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài:
- Là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Ví dụ: Tên tiếng việt của công ty là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Bảo Minh. Khi dịch sang tên công ty bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh) tương ứng và giữ lại tên riêng như sau: Bao Minh Investment Development Company Limited.
- Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Ví dụ: Tên tiếng Việt của công ty là Công ty TNHH Thương Mại Ngọc Minh. Vậy tên viết tắt của doanh nghiệp có thể đặt là Công ty TNHH TM Ngọc Minh.
Tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp: Ngoc Minh Trading Company Limited. Vậy tên viết tắt của doanh nghiệp có thể đặt là Ngoc Minh Trade Co., Ltd (Co., Ltd là viết tắt của Company Limited)
Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp có thể có ba tên: tên tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Luật cũng có quy định riêng đối với tên chi nhánh, văn phòng đại diện tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020:
“Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.”
Tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm của mình, đâu là sản phẩm của đối thủ.
Tên doanh nghiệp cho biết loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp. Ví dụ: Tên doanh nghiệp là Công ty TNHH Xây dựng Hà Nội. Nhìn vào tên doanh nghiệp, có thể nhận biết loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, lĩnh vực hoạt động chính là thiết kế, thi công xây dựng.
Tên doanh nghiệp có đặc điểm phân biệt, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc.
Người thành lập doanh nghiệp có quyền tự do trong việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể kinh doanh khác, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp cụ thể:
Thứ nhất, đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Ví dụ: Tên doanh nghiệp đã đăng ký: Công ty TNHH Thương mại Bảo Minh. Tên đề nghị đăng ký: Công ty TNHH Thương mại Bảo Minh.
Trong trường hợp này thì doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên doanh nghiệp đã đăng ký, không kể hai doanh nghiệp này kinh doanh trong cùng lĩnh vực hay không.
- Tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký là tên doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: Tên đã đăng ký: Công ty TNHH Thép Việt Mỹ. Tên doanh nghiệp đề nghị đăng ký: Công ty Cổ phần Thép Việt Mỹ. Tên riêng của doanh nghiệp đăng ký là “Thép Việt Mỹ” trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký “Thép Việt Mỹ”, chỉ khác loại hình doanh nghiệp.
Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. Ví dụ: Tên doanh nghiệp đã đăng ký: Tổng Công ty Dược Việt Nam, tên viết tắt là: Vinapharm. Tên doanh nghiệp đề nghị đăng ký: Công ty Cổ phần Vinapharm, tên viết tắt là Vinapharm. Mặc dù hai tên tiếng Việt của doanh nghiệp là không trùng hoặc gây nhầm lẫn theo quy định của pháp luật nhưng hai tên viết tắt đều trùng nhau thì cũng bị coi là gây nhầm lẫn.
Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”.
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”.
Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Thứ hai, sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Khi đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp hoặc người thành lập doanh nghiệp muốn sử dụng tên của các tổ chức trên để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp thì phải có đơn gửi các tổ chức đó. Nếu được chấp thuận thì doanh nghiệp hoặc người thành lập doanh nghiệp phải gửi kèm theo Hồ sơ đăng ký kinh doanh văn bản chấp thuận cho phép sử dụng tên của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý kinh doanh.
Thứ ba, sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Điều này không những vi phạm pháp luật mà còn khó “lấy được lòng” thị trường khi tên công ty vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức hay thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tuy nhiên, đây lại là những phạm trù không thể định nghĩa chi tiết về từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức… Pháp luật hiện nay trao quyền xem xét, đánh giá tên doanh nghiệp có bị xem là phạm luật hay không cho Phòng đăng ký kinh doanh nên việc có cấp phép trong các trường hợp tranh cãi hay không, phụ thuộc ý chí chủ quan của cơ quan này. Ví dụ, một công ty nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM với cái tên “Công ty TNHH Chín Tầng Mây”. Tuy nhiên cái tên này bị Phòng Đăng ký kinh doanh từ chối. Khi Chủ doanh nghiệp phản ảnh thì cơ quan chức năng giải thích “chín tầng mây” là tên một web sex nên cấp không được vì “vi phạm thuần phong mỹ tục”. Hoặc trường hợp, hai luật sư muốn thành lập công ty luật hợp danh, trong đó một luật sư tên Hùng, một luật sư tên Vương, đặt tên công ty luật là Hùng Vương thì bị cơ quan đăng ký kinh doanh không chấp nhận vì cho rằng trùng tên vị vua của đất nước. Một cái tên khác cũng khiến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký khó xử là “Công ty Cổ phần Ăn mòn Việt Nam”, hoạt động kinh doanh các chất ăn mòn. Ngành nghề kinh doanh hợp pháp nhưng cụm từ “ăn mòn Việt Nam” đã khiến cán bộ của Phòng đăng ký kinh doanh lúng túng vì không biết có bị xếp vào trường hợp nhạy cảm hay không. Việc tranh cãi xem tên của doanh nghiệp có vi phạm thuần phong mỹ tục hay không rất mất thời gian, công sức của các bên và khó đi đến tận cùng vấn đề. Điều 18 Nghị định 01/2021 về Đăng ký doanh nghiệp nêu rõ “Ý kiến của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Doanh nghiệp không đồng ý có thể khởi kiện”. Vì vậy, nếu không đồng ý với những lý do mà Phòng đăng ký kinh doanh đưa ra, doanh nghiệp có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Doanh nghiệp
Trên đây là nội dung tư vấn vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên quan đến việc đặt tên doanh nghiệp. Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, đã tham gia tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tư vấn chính xác, toàn diện nhất yêu cầu của Quý Khách hàng. Luật Hoàng Anh cam kết UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh