Luật Phá sản quy định như thế nào về giấy đòi nợ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:11 (GMT+7)

Bài viết này trình bày về giấy đòi nợ

Một trong những mục tiêu quan trọng của Luật Phá sản là nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ. Để đạt được mục tiêu đó, vai trò của các chủ nợ trong giai đoạn này lại càng được đề cao; bởi chính các chủ nợ sẽ là những người trực tiếp thực hiện hành vi này để phát huy vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi về tài sản của chính mình, đồng thời thúc đẩy quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Điều đó thể hiện thông qua hành vi gửi giấy đòi nợ của các chủ nợ sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Việc gửi giấy đòi nợ cần tuân theo các quy định tại Điều 66 Luật Phá sản năm 2014.

Điều 66. Gửi giấy đòi nợ

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

2. Giấy đòi nợ phải có các nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của chủ nợ hoặc đại diện chủ nợ;

b) Tổng số nợ phải trả, bao gồm khoản nợ, số nợ đến hạn và khoản tiền lãi đến hạn nhưng chưa thanh toán; số nợ chưa đến hạn; số nợ có bảo đảm và phương thức bảo đảm; số nợ không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả; khoản tiền bồi thường theo hợp đồng (nếu có).

3. Kèm theo giấy đòi nợ là tài liệu, chứng cứ chứng minh về khoản nợ đó. Giấy đòi nợ phải do chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ ký tên.

4. Trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

1. Thời hạn gửi giấy đòi nợ

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật Phá sản năm 2014, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quy định này cho thấy tính chất đặc biệt của việc đòi nợ trong thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ nợ không đòi nợ riêng rẽ mà đồng loạt gửi giấy đòi nợ đến Tòa án trong thời hạn luật định. Việc đòi nợ là quyền của chủ nợ nhưng tất cả các chủ nợ đều có nghĩa vụ thực hiện quyền này vì thủ tục giải quyết phá sản là thủ tục tư pháp đặc biệt thể hiện ở việc đòi nợ tập và thanh toán nợ tập thể. Nếu chủ nợ không gửi giấy đòi nợ trong thời hạn luật định đã quy định coi như từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình. Căn cứ để Tòa án xác định rằng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán chính là giấy đòi nợ và những tài liệu chứng minh khoản nợ đó của các chủ nợ gửi tới Tòa án. Từ đây, thấy được vai trò quan trọng của các chủ nợ trong việc phát huy sức mạnh tập thể góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết phá sản doanh nghiệp, đồng thời hiện thực hóa mục tiêu của pháp luật phá sản trên thực tế. Chủ nợ phải nắm vững những quy định của pháp luật về phá sản để tự bảo vệ mình trên cơ sở sự bảo vệ của luật.

Ngoài ra, Khoản 4 Điều 66 Luật Phá sản năm 2014 còn quy định thêm trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không tính vào thời hạn trên. Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn trở ngại khách quan được quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

2. Nội dung giấy đòi nợ

Khoản 2 Điều 66 Luật Phá sản năm 2014 quy định giấy đòi nợ phải có các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của chủ nợ hoặc đại diện chủ nợ.

- Tổng số nợ phải trả, bao gồm khoản nợ, số nợ đến hạn và khoản tiền lãi đến hạn nhưng chưa thanh toán; số nợ chưa đến hạn; số nợ có bảo đảm và phương thức bảo đảm; số nợ không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả; khoản tiền bồi thường theo hợp đồng (nếu có).

Kèm theo giấy đòi nợ là tài liệu, chứng cứ chứng minh về khoản nợ đó. Giấy đòi nợ phải do chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ ký tên.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Phá sản

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư