2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Mã số doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vậy mã số doanh nghiệp là gì? Luật Hoàng Anh sẽ giải đáp ngay sau đây.
Khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về mã số doanh nghiệp như sau:
“Điều 29. Mã số doanh nghiệp
1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.”
Như vậy, mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số doanh nghiệp duy nhất. Mã số này tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Mã số này được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực khi doanh nghiệp đó chấm dứt hoạt động.
Khoản 2 Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định vai trò của mã số doanh nghiệp như sau:
“Điều 29. Mã số doanh nghiệp
2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.”
Đồng thời, Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định cụ thể:
“Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.”
Như vậy, có thể khái quát về vai trò của mã số doanh nghiệp thông qua hai vai trò chính là:
- Mã số doanh nghiệp dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.
Mã số doanh nghiệp cũng đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội. Mã số thuế doanh nghiệp hay mã số thuế công ty là mã số thuế được Cơ quan thuế cấp cho các tổ chức là công ty, doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội giúp doanh nghiệp có thể giao dịch với bên cơ quan bảo hiểm xã hội. Quy định mã số doanh nghiệp là mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội là một quy định mới trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năn 2021 của Chính phủ nhằm tạo thuận lợi hơn cho cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Quy định này đã đặt ra yêu cầu phải có sự phối hợp, liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế Nghị định 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ ra đời để giải quyết yêu cầu đó. Theo đó Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Việc phối hợp, liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua phương thức kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa các hệ thống công nghệ thông tin.
- Mã số doanh nghiệp dùng để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
Mã số doanh nghiệp sẽ được các cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội… sử dụng để hỗ trợ các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, kiểm tra và giám sát quá trình kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua mã số doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể xin cung cấp mã số doanh nghiệp để kiểm tra tình trạng pháp lý và các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp khác. Việc xin cung cấp thông tin này được thực hiện thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại trang web dangkykinhdoanh.gov.vn.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Doanh nghiệp
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh