2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc tế những năm gần đây trở nên đặc biệt hấp dẫn với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này khá phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Hoạt động chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế phải đáp ứng được các nguyên tắc và điều kiện theo quy định của pháp luật.
Điều 24 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế gồm:
- Doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế (chào bán riêng lẻ hoặc ra công chúng) phải tuân thủ quy định tại Nghị định này và đáp ứng điều kiện chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.
- Việc giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.
Theo Khoản 1 Điều 25 Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì điều kiện chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chúng quyền gồm:
- Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
- Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định pháp luật: Cụ thể:
+ Đối với công ty cổ phần:
Thứ nhất, đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi và chào bán trái phiếu kèm chứng quyền, phương án phát hành phải được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt. Việc biểu quyết thông qua Nghị quyết phê duyệt phương án phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Thứ hai, đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền, cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu thực hiện theo Điều lệ của công ty. Trường hợp Điều lệ của công ty không quy định khác thì Hội đồng quản trị có quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất, báo cáo phải kèm theo tài liệu và hồ sơ chào bán trái phiếu.
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc chủ sở hữu công ty theo Điều lệ của công ty.
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài thẩm quyền phê duyệt đối với công ty cổ phần và công ty TNHH thì phải tuân thủ quy định về việc huy động vốn quốc tế theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật doanh nghiệp.
+ Đối với doanh nghiệp phát hành thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu đối với công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp Nhà nước, thẩm quyền chấp thuận phương án phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Tuân thủ quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh và pháp luật về quản lý ngoại hối;
- Các điều kiện chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.
Theo Khoản 2 Điều 25 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền gồm:
- Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện phát hành như đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền;
- Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện quyền kèm theo chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật chứng khoán.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh