2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia mà có các cách cận khác nhau về quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đối với pháp luật đầu tư của Việt Nam thì có hai cách tiếp cận về quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Một là hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải mang lại lợi ích cho nước đầu tư, hai là hoạt động đầu tư ra nước ngoài không bị hạn chế nếu không ảnh hưởng đến các mục tiêu mà quốc gia bảo vệ.
Theo Khoản 1 Điều 51 Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật đầu tư 2020) quy định về nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài như sau:
“Điều 51. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.”
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài chỉ có thể được khuyến khích khi mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. Những tác động tiêu cực mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mang đến cho nền kinh tế của nước đầu tư cần phải được khắc phục thông qua các biện pháp nhằm bảo đảm hoạt động này mang lại lợi ích cho nước này. Do vậy, các nước đầu tư thường có quy định nhằm kiểm soát được những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước đầu tư. Thông thường, mục đích của nước đầu tư sẽ cùng với mục đích của nhà đầu tư. Nói một cách khác, những tác động tích cực của đầu tư ra nước ngoài đối với nước đầu tư sẽ đạt được khi mục đích đầu tư của nhà đầu tư được thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mục đích của nhà đầu tư không trùng với mục đích của nước đầu tư. Do vậy, cần phải có những quy định pháp luật chặt chẽ để bảo đảm thực hiện mục đích đặt ra cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thông qua quy định của pháp luật, nhằm đạt được mục đích của đầu tư ra nước ngoài nêu trên nhà nước Việt Nam đã đặt ra các mục tiêu cụ thể cho hoạt động đầu tư nước ngoài như sau:
+ Khai thác, phát triển, mở rộng thị trường;
+ Tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ;
+ Tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Khi đầu tư ra nước ngoài được thực hiện nhằm đạt được một trong các mục tiêu này thì Nhà nước Việt Nam sẽ khuyến khích nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Việc nêu rõ các mục tiêu này trong luật cũng là một minh chứng cho thấy sự minh bạch trong việc xác định các hoạt động đầu tư ra nước ngoài được cho phép thực hiện của nhà nước Việt Nam. Nếu hoạt động đầu tư ra nước ngoài không vào được một trong các mục tiêu này, hoạt động đầu tư sẽ không được cấp phép thực hiện ở nước ngoài. Các mục tiêu này chính là kim chỉ nam cho việc đặt ra các thủ tục nhằm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.
Theo Khoản 2 Điều 51 Luật đầu tư 2020 quy định:
“Điều 51. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
2. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.”
Ví dụ, nếu hoạt động đầu tư ra nước ngoài không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, không nhằm mục đích rửa tiền, chuyển vốn bất hợp pháp ra nước ngoài hoặc không xâm phạm đến lợi ích quốc gia thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài đó sẽ được phép thực hiện. Với cách tiếp cận này đều cho phép thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ được mở rộng hơn. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm được các mục tiêu nêu trên, pháp luật quốc gia sẽ có những quy định cụ thể hóa bằng việc ban hành các thủ tục quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh