Phân công thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thực hiện như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:10 (GMT+7)

Bài viết này trình bày về việc phân công thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Phân công Thẩm phán giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập, tính hiệu quả trong hoạt động của Tòa án. Đây là một việc ẩn chứa những vấn đề ảnh hưởng đến sự độc lập của Thẩm phán và kết quả giải quyết. Việc phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Thẩm phán được pháp luật quy định hết sức chặt chẽ. Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Thời hạn phân công

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Phá sản năm 2014, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán

Khoản 2 Điều 31 Luật Phá sản năm 2014 quy định như sau:

Điều 31. Phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán quy định tại khoản 1 Điều này.”

Theo đó, quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán được quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 01/2015/TT-CA ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Tòa án nhân dân tối cao. Quy chế làm việc gồm các nội dung sau:

2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Tổ Thẩm phán

- Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán theo quy định tại Điều 9 của Luật phá sản năm 2014. Tổ Thẩm phán bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ khi có quyết định thành lập của Chánh án và chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau khi đã giải quyết xong vụ việc phá sản hoặc sau khi có quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân về việc vụ việc phá sản không thuộc trường hợp phải thành lập Tổ Thẩm phán.

- Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ khi có quyết định thành lập của Chánh án và chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau khi đã giải quyết xong đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

- Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ khi có quyết định thành lập của Chánh án và chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau khi đã giải quyết xong đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

2.2. Nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán

- Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc dưới đây và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao: Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản; Xử lý khoản nợ có bảo đảm; Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu; Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản; Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; Xử lý tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự.

- Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc dưới đây và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao: Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản; Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.

- Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc dưới đây và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao: Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại.

- Tổ trưởng Tổ Thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán điều hành, phụ trách chung hoạt động của Tổ Thẩm phán. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán báo cáo Tổ thẩm phán và chịu trách nhiệm trước Tổ thẩm phán, trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thẩm phán Tổ trưởng Tổ thẩm phán ký thay mặt Tổ thẩm phán và đóng dấu Tòa án.

- Thành viên Tổ Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ thẩm phán. Thành viên Tổ thẩm phán báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổ Thẩm phán, Tổ trưởng Tổ Thẩm phán và trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, thành viên Tổ Thẩm phán ký thay Tổ trưởng Tổ Thẩm phán và đóng dấu Tòa án.

- Các thành viên Tổ Thẩm phán có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của Thẩm phán, Tổ Thẩm phán theo quy định của pháp luật phá sản.

2.3. Nguyên tắc phối hợp giữa Tổ Thẩm phán với Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

- Tổ trưởng Tổ Thẩm phán, thành viên Tổ Thẩm phán thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật phá sản khi phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

- Việc phối hợp giữa Tổ trưởng Tổ Thẩm phán, thành viên Tổ Thẩm phán với Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải bảo đảm giải quyết vụ việc phá sản được nhanh chóng, kịp thời, vô tư, khách quan, đúng pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Phá sản

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư