2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Khi vai trò của các tổ chức này trong doanh nghiệp được phát huy hiệu quả, phong trào sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp được đẩy mạnh, đem lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Để khuyến khích, tạo cơ sở cho các tổ chức này hoạt động hiệu quả trong doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có những quy định như sau:
Khoản 1 Điều 6 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
“Điều 6. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp
1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức.”
Tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong doanh nghiệp, tổ chức chính trị có vai trò đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình phát triển, trở thành “cầu nối” giúp doanh nghiệp và người lao động có mối quan hệ gắn bó, ổn định và cùng tiến bộ. Ngoài ra cũng là để tập hợp, giáo dục giác ngộ giai cấp, sống có lý tưởng, nâng cao ý thức kỷ luật lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, Nhà nước và người lao động, qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tổ chức chính trị trong doanh nghiệp trực tiếp giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể trong doanh nghiệp. Việc thành lập tổ chức chính trị trong doanh nghiệp được ghi nhận tại Nghị định 98/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ.
“Điều 4. Quy định thành lập tổ chức Đảng tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp có từ 3 người lao động là đảng viên chính thức trở lên đủ điều kiện thành lập tổ chức Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, việc thành lập và hoạt động được thực hiện như sau:
1. Doanh nghiệp đã có tổ chức Đảng: Tổ chức Đảng tại doanh nghiệp tiến hành rà soát số người lao động là đảng viên đang làm việc ổn định từ 12 tháng trở lên trong doanh nghiệp đang sinh hoạt đảng ở nơi khác và đề nghị cấp ủy đảng cấp trên chuyển số người lao động là đảng viên đó về sinh hoạt tại tổ chức Đảng của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng: Cấp ủy đảng cấp trên cơ sở nơi doanh nghiệp hoạt động tiến hành rà soát khi có đủ từ 3 người lao động là đảng viên chính thức đang làm việc ổn định từ 12 tháng trở lên trong doanh nghiệp đang sinh hoạt đảng ở nơi khác, tiến hành chuyển số đảng viên đó về tổ chức Đảng cấp trên cơ sở, phối hợp với doanh nghiệp làm các thủ tục thành lập tổ chức Đảng ở doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp chỉ có 1 hoặc 2 người lao động là đảng viên chính thức, cấp ủy đảng cấp trên cơ sở chuyển số lao động là đảng viên đó về tổ chức Đảng cấp trên cơ sở, quyết định lập chi bộ ghép hoặc phân công đảng viên của tổ chức Đảng cấp trên cơ sở về sinh hoạt và lập tổ chức Đảng tại doanh nghiệp; chi bộ ghép có trách nhiệm thực hiện công tác phát triển đảng ở doanh nghiệp, khi có đủ 3 người lao động là đảng viên chính thức làm việc cùng doanh nghiệp, cấp ủy đảng cấp trên cơ sở quyết định thành lập tổ chức Đảng tại doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp chưa có người lao động là đảng viên, cấp ủy đảng cấp trên cơ sở chỉ đạo cấp ủy đảng cơ sở nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, phân công cấp ủy viên, đảng viên có kinh nghiệm phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp phát hiện, bồi dưỡng tạo nguồn, kết nạp đảng viên, khi đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, cấp ủy đảng cấp trên cơ sở quyết định thành lập tổ chức Đảng tại doanh nghiệp.”
Các tổ chức chính trị - xã hội là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Việc thành lập tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp được Nghị định 98/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định như sau:
“Điều 5. Quy định thành lập các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp
1. Tổ chức Công đoàn
a) Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
b) Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
c) Sau thời gian quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
2. Tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức Cựu chiến binh
a) Đối với doanh nghiệp có tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức Cựu chiến binh cấp trên cơ sở cùng với tổ chức Đảng tại doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nêu tại Điều 2 Nghị định này phối hợp với doanh nghiệp thành lập tổ chức Đoàn thanh niên và tổ chức Cựu chiến binh tại doanh nghiệp.
b) Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, căn cứ vào quy định của pháp luật, Luật Thanh niên, Pháp lệnh Cựu chiến binh và Điều lệ của các tổ chức đó, người lao động có nhu cầu, hoặc mong muốn thành lập thì tổ chức Đảng cấp trên cơ sở phối hợp với doanh nghiệp và tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức Cựu chiến binh cấp trên cơ sở xem xét, quyết định thành lập phù hợp với từng doanh nghiệp nêu tại Điều 2 Nghị định này.”
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hình thành dựa trên cơ sở sự tự nguyện của những người lao động trong cùng một đơn vị sử dụng lao động, sự tự nguyện này được hiểu là sự tự do ý chí của người lao động khi tham gia, thành lập hoặc gia nhập tổ chức đại diện người lao động. Hoạt động của tổ chức đại diện người lao động phải nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tổ chức đại diện người lao động thực hiện chức năng bảo vệ người lao động thông qua con đường chủ yếu là thương lượng tập thể, bên cạnh đó có thể sử dụng các hình thức nếu được pháp luật cho phép hoặc thừa nhận. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có thể tồn tại dưới hai hình thức: tổ chức công đoàn và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Khoản 1 Điều 6 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
“Điều 6. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp
2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tôn trọng và không được cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp; không được cản trở, gây khó khăn cho người lao động tham gia hoạt động trong các tổ chức này.”
Như vậy, để tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có thể hoạt động hiệu quả trong doanh nghiệp, pháp luật quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ tôn trọng, tạo điều kiện và bảo đảm quyền thành lập các tổ chức này. Người lao động trong doanh nghiệp có nhu cầu, hoặc mong muốn tham gia hoạt động trong các tổ chức này thì doanh nghiệp không phép cản trở, gây khó khăn cho người lao động.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Doanh nghiệp
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh