2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Luật phá sản năm 2014 quy định về trình tự, thủ tục phá sản theo hướng nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không còn khả năng phục hồi, tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh thì quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được ban hành. Vậy quyết định này bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng Luật Hoàng Anh giải đáp trong bài viết dưới đây.
Khoản 1 Điều 108 Luật Phá sản năm 2014 quy định nội dung chủ yếu của quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản bao gồm:
- Ngày, tháng, năm.
- Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.
- Căn cứ của việc tuyên bố phá sản.
- Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; đình chỉ giao dịch liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; giải quyết hậu quả của giao dịch bị đình chỉ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu; chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động.
- Chấm dứt quyền hạn của đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Phương án phân chia giá trị tài sản trước và sau khi tuyên bố phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự phân chia tài sản.
- Chuyển yêu cầu giải quyết tranh chấp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, cụ thể:
Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.
Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.
- Giải quyết vấn đề khác theo quy định pháp luật.
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định (Khoản 2 Điều 108 Luật Phá sản năm 2014).
Nội dung này được quy định tại Điều 109 Luật Phá sản năm 2014, theo đó:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này; đồng thời gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Phá sản
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh