So sánh hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:22 (GMT+7)

điểm giống và khác nhau giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh

Hợp đông hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh là hai hình thức liên kết đầu tư phổ biến trong đầu tư quốc tế, đặc biệt là khi nhà đầu tư mới thâm nhập thị trường nước ngoài. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) và hợp đồng liên doanh đều là những hình thức hợp đồng hướng tới sự thỏa thuận phân chia quyền lợi, trách nhiệm của các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh, đầu tư. Tuy nhiên, mỗi loại hình hợp đồng lại có những đặc điểm riêng, thích hợp cho từng loại hình kinh doanh, mục đích kinh doanh cụ thể.

1. Giống nhau

- Đều là hình thức đầu tư trực tiếp.

- Là cơ sở pháp lý hình thành nên quan hệ đầu tư.

- Chủ thể đều bao gồm 2 bên hoặc nhiều bên và đều bao gồm các đối tượng là nhà đầu tư theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

- Nội dung của Hợp đồng đều bao gồm thỏa thuận hình thành quyền, nghĩa vụ trong Hợp đồng đầu tư.

2. Khác nhau

Tiêu chí

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

Hợp đồng liên doanh

Khái niệm

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. (Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020)

Hợp đồng liên doanh là một loại hợp đồng mà trong đó các bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức là thành lập một công ty mới hoàn toàn do các bên đồng thời làm chủ sở hữu.

Bản chất

Là sự thỏa thuận của các bên để tiến hành hợp tác kinh doanh với nhau và được pháp luật coi là một hình thức đầu tư, nó tồn tại độc lập với các hình thức đầu tư khác.

Không được coi là hình thức đầu tư, nó chỉ là cơ sở pháp lý ghi nhận quan hệ đầu tư. Hệ quả của quá trình kí kết hợp đồng liên doanh là một doanh nghiệp liên doanh ra đời. Do đó, đây sẽ là một văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư.

 

Chủ thể của hợp đồng

Không giới hạn các nhà đầu tư, có thể là nhà đầu tư trong nước kí kết hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc những nhà đầu tư trong nước kí kết hợp đồng với nhau.

Bắt buộc phải có sự kí kết của một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước với một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài, sự tham gia của nhà đầu tư trong nước là cần thiết, là điều kiện bắt buộc để hình thành nên hợp đồng liên doanh

Nội dung thỏa thuận

Vì việc kí kết hợp đồng không dẫn đến thành lập một pháp nhân mới tại Việt Nam phải hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Do vậy, trong hợp đồng này các bên cùng thỏa thuận những nội dung liên quan đến: thể thức góp vốn, phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh

Vì việc kí kết hợp đồng dẫn đến việc thành lập một pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam nên nội dung thỏa thuận phải có: loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, điều kiện chấm dứt và giải thể doanh nghiệp - điều kiện này rất quan trọng, nó coi như là “bùa” cứu cánh cho doanh nghiệp lúc cần thiết.

 

Triển khai hợp đồng

Các nhà đầu tư phải tự tiến hành hoạt động đầu tư với quy chế do chính họ đặt ra và thỏa thuậntrong hợp đồng, có thể coi sự thỏa thuận trong hợp đồng thể hiện sự nhất trí cao độ

Tính hiệu quả trong quá trình đầu tư của nhà đầu tư (đối với hình thức thành lập DN liên doanh) sẽ được phản ánh qua chính tình hình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh đó.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư