2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc xác định phạm vi khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán để xem xét giá trị các nghĩa vụ về tài sản mà họ phải trả là điều hết sức quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi các chủ nợ mà còn là cơ sở để Tòa án quyết định phương hướng giải quyết một vụ việc cụ thể. Nếu Tòa án xác định được rằng, tài sản của con nợ không còn hoặc còn nhưng rất không đáng kể thì Tòa án có thể tuyên bố ngay con nợ bị phá sản và chấm dứt vụ việc mà không cần phải tiến hành bất cứ một thủ tục pháp lý nào khác. Quy định về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được ghi nhận tại Điều 64 Luật Phá sản năm 2014.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 64, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán gồm:
- Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản.
- Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản.
- Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm.
- Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu.
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, vốn là những đối tượng chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của chủ sở hữu hoặc thành viên hợp danh theo Luật Doanh nghiệp, thì Luật Phá sản có những quy định riêng về xác định tài sản của các đối tượng này. Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 64 Luật Phá sản năm 2014, tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh mất khả năng thanh toán gồm:
- Tài sản như những loại hình doanh nghiệp khác như đã trình bày ở mục 1 trên đây.
- Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan. Do tính chất chịu trách nhiệm vô hạn của mình, tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản của thành viên hợp danh không tách rời khối tài sản riêng của họ, bất kể dùng vào mục đích kinh doanh hay không, cũng bị coi là tài sản của doanh nghiệp khi phá sản và cũng được dùng để thanh toán các khoản nợ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Phá sản
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh