2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong một số trường hợp, bằng cách từ chối hoặc bị thay đổi, thẩm phán không được phép tham gia giải quyết phá sản. Các trường hợp này được quy định tại Điều 10 Luật Phá sản năm 2014, cụ thể như sau:
Khoản 1 Điều 10 Luật Phá sản năm 2014 quy định như sau:
“Điều 10. Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản
1. Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
a) Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;
b) Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;
c) Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;
d) Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;
đ) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Như vậy, Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
- Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó.
- Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó.
- Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;
- Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó.
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Quy định về từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán nhằm bảo đảm tính khách quan, vô tư của Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản. Qua đây, ta có thể thấy vai trò của Thẩm phán rất quan trọng. Trong thủ tục phá sản, thẩm phán có vai trò là người quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc quyết định chuyển từ áp dụng thủ tục phục hồi hoạt định kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Sự quyết định này ảnh hưởng tới hầu hết các hành vi mà các chủ thể tham gia cần tiến hành trong thủ tục phá sản. Do phá sản là thủ tục tố tụng đòi hỏi có sự tham gia của Tòa án, chính vì vậy mà vai trò của thẩm phán có tầm quan trọng rất lớn ảnh hưởng tới thủ tục phá sản. Vậy nên trong trường hợp có những dấu hiệu cho thấy vị Thẩm phán không có sự minh bạch, không có sự công bằng thì cần phải có sự thay đổi kịp thời, để tránh sai sót.
Thẩm quyền thay đổi Thẩm phán trong trường hợp trên được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Phá sản năm 2014 như sau:
“Điều 10. Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản
2. Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.”
Chánh án là người đứng đầu cơ quan xét xử, là người kiểm tra việc tuyên án của Thẩm phán có đúng quy định của pháp luật hay không, nên việc trao quyền thay đổi Thẩm phán cho Chánh án là hợp lý. Khi Chánh án trực tiếp phục trách việc phá sản thì thẩm quyền thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Phá sản
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh