2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các trường hợp tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 35 Luật Phá sản năm 2014, cụ thể như sau:
“Điều 35. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
2. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.”
Như vậy, Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
Luật Phá sản năm 2014 quy định chỉ những chủ thể có quyền và nghĩa vụ tại Điều 5 mới là chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Các chủ thể này bao gồm:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Điều 35 Luật Phá sản năm 2014 quy định:
“Điều 34. Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn biết để sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Tòa án nhân dân ấn định, nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp đơn nhận được thông báo; trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.”
Những nội dung pháp luật yêu cầu phải có trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là những nội dung nhằm đảm bảo cho quá trình giải quyết diễn ra minh bạch, đầy đủ căn cứ pháp lý và đưa đến kết luận đúng nhất. Đây là yếu tố để Tòa án quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không. Khi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung theo quy định, người nộp đơn phải sửa đổi, bổ sung cho đầy đủ. Nếu trong thời hạn quy định, người nộp đơn không tiến hành sửa đổi, bổ sung thì Tòa án sẽ quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản được quy định tại điều 8 Luật Phá sản năm 2014, nếu khi một cơ quan Toà án nhận đơn, quyết định thụ lý hay không thụ lý, mở hay không mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo đúng quy định trên đây. Có thể thấy việc có Toà án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là rất khó có thể xảy ra, trừ trường hợp Toà án nhân dân cấp tỉnh đã lấy vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện để giải quyết.
Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi người nộp đơn rút đơn yêu cầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Phá sản năm 2014:
“Điều 37. Thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
2. Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.”
Trong hoạt động kinh doanh, không một doanh nghiệp, hợp tác xã nào mong muốn bị phá sản. Khi bị phá sản thì không chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã đó chịu hậu quả mà làm cho những chủ thể khác có liên quan bị ảnh hưởng tiêu cực. Bởi vậy, sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán sẽ để cho các bên có thể tự tiến hành thương lượng với nhau. Nếu như thương lượng thành công, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể rút lại đơn yêu cầu của mình. Thủ tục phá sản đề cao việc bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ, nhưng khi chủ nợ đó đã tự nguyện rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án tôn trọng quyết định đó.
Các trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản bao gồm:
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở (Khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản năm 2014).
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (Điểm a Khoản 1 Điều 105).
Ngoài hai trường hợp kể trên, nếu người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Người yêu cầu mở thủ tục phá sản là người có quyền, lợi ích khi giải quyết phá sản nên buộc họ phải chịu một phần các chi phí. Đồng thời, việc thu lệ phí liên quan đến tài chính của người yêu cầu mở thủ tục phá sản nên có tác dụng buộc họ phải suy nghĩ cẩn thận trước khi yêu cầu toà án giải quyết. Ngoài ra, việc thu lệ phí còn bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Từ đó, có tác dụng bù đắp lại một phần chi phí của Nhà nước cho công tác xét xử của toà án, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Phá sản
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh