Ưu đãi đầu tư có vai trò gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:15 (GMT+7)

Vai trò của ưu đãi đầu tư

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hệ thống pháp luật đầu tư nói chung cũng như các biện pháp ưu đãi đầu tư nói riêng có vai trò quan, nó không chỉ có nghĩa tạo ra những lợi thế về cạnh tranh để thu hút được nhiều vốn đầu tư mà xét trên góc độ khác nó còn là những biện pháp cần, bắt buộc phải có. Vậy ưu đãi đầu tư có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước?

1. Thu hút vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài

Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng nỗ lực trong việc tìm kiếm vốn đầu tư cho nền kinh tế của mình. Các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để tăng thêm nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

Đối với các nhà đầu tư trong nước, Nhà nước luôn khuyến khích họ bỏ vốn đầu tư và các địa bàn, lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Các nhà đầu tư sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi nhận định về tài chính, đất đai... Nhờ có chính sách ưu đãi đầu tư, người dân có động lực để bỏ vốn đầu tư và các ngành kinh tế thay vì tích trữ làm đóng băng nguồn vốn. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, những ưu đãi đầu tư thể hiện sự chào đón của Nhà nước Việt Nam với các nhà đầu tư. Có thể nói, xét ở góc độ nhất định, đây có thể được coi là biện pháp tạo nên tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đặt chân đến một quốc gia xa lạ.

Có thể nói, các ưu đãi này là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tổng thể môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn của Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là mục tiêu của chính phủ Việt Nam hướng tới những nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các nguồn lực trong và ngoài nước tập trung cho đầu tư, phát triển kinh tế.

2. Nhà nước chủ động cơ cấu lại nền kinh tế thông qua việc ban hành và áp dụng các biện pháp ưu đãi đầu tư.

Thông qua việc ban hành ưu đãi đầu tư, nhà nước có thể điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Về phía các nhà đầu tư, họ thường có tâm lý lựa chọn đầu tư ở những lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận cao, ít rủi ro về vốn và tại các địa bàn thuận lợi giao thông, đông dân... Trong khi đó, ở những lĩnh vực kinh doanh đóng vai trò quan trọng phục vụ đời sống hay mang tính truyền thống của một quốc gia như nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng... Hay kinh doanh ở các địa bàn kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn có sự rủi ro cao thì các nhà đầu tư lại có tâm lý e ngại. Họ ít quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách tổng thể của một quốc gia mà luôn mong đạt được lợi nhuận cao nhất. Tình trạng này diễn ra sẽ làm mất cân bằng trong sự phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô của một quốc gia.

Để có thể điều tiết nền kinh tế một cách linh hoạt nhất, Nhà nước thường đưa ra các quy định về ưu đãi đầu tư tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và mục tiêu mà mình đã đặt ra. Việc đặt ra các ưu đãi đầu tư phụ thuộc vào việc quốc sau đó muốn phát triển ngành nào, lĩnh vực nào của nền kinh tế và đồng thời cũng phụ thuộc vào ngành đó, lĩnh vực đó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống kinh tế của một quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Thông qua việc tăng hoặc giảm quy mô và mức độ ưu đãi, Nhà nước điều chỉnh được hoạt động đầu tư hướng tới những lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước mong muốn phát triển. Như vậy, các biện pháp ưu đãi ngoài việc tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư, còn giúp Nhà nước dịch chuyển được cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và phát triển được ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn thiếu vốn kinh doanh, nhằm tạo sự phát triển đồng đều đối với toàn bộ nền kinh tế.

3. Góp phần nâng cao trình độ Khoa học và Công nghệ.

Một quốc gia chỉ phát triển được khi có khoa học công nghệ tiên tiến và hiện đại. Ở các nước phát triển, với mức đầu tư lớn và khoa học công nghệ, các nước này đã có được những thành tựu quan trọng góp phần không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Còn đối với các nước đang phát triển, do công nghiệp nghèo nàn, lạc hậu không có đủ điều kiện để nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật, nên nền kinh tế phát triển ở mức thấp, sản xuất kém phát triển và bị phụ thuộc vào các nước công nghiệp. Muốn thoát khỏi tình trạng này thì các nước phải tăng cường đầu tư và tìm cách thu hút đầu tư từ bên ngoài. Thúc đẩy hoạt động đầu tư sẽ giúp các nước này thu hút công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đồng thời tổ chức nghiên cứu để phát minh ra các công nghệ mới. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của các nước có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Chính vì vậy, đầu tư khoa học Công nghệ là một chính sách cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật đầu tư.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư