2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Với các đặc điểm đặc trưng của đầu tư thì đầu tư là một hoạt động có vai trò quan trọng đến sự gia tăng tài sản của nhà đầu tư nói riêng và của cả nền kinh tế đất nước nói chung. Cụ thể:
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đầu tư giúp nhà đầu tư gia tăng được nguồn lực, mở rộng sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ cao để tạo nền tảng cho sản xuất kinh doanh. Kết quả của hoạt động đầu tư là sự gia tăng thêm được tài sản, gia tăng thêm được lợi ích trong sản xuất kinh doanh từ đó mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Việc thực hiện hoạt động đầu tư trong nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giúp nhà đầu tư tạo ra được các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường.
Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thực hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư.
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 quy định
“4. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn. Nội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong luận chứng kinh tế – kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác về kết quả nghiên cứu thị trường, môi trường kinh tế – kỹ thuật và môi trường pháp lý, về tình hình tài chính…
Như vậy, có thể nói hoạt động đầu tư là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp. Đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác động lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các quyết định đầu tư phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng.
Đối với một nền kinh tế, đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đầu tư không chỉ đóng vai trò trong quá trình tái sản xuất xã hội mà còn tạo ra "cú hích" cho sự phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế thu hút được đầu tư từ các chủ thể trong và ngoài nước sẽ khiến nền kinh tế ngày càng tăng trưởng. Bất kỳ hoạt động đầu tư được thực hiện bởi các cá nhân tổ chức là chủ thể tư hay bởi Nhà nước thì lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại không chỉ dừng lại ở những lợi ích đối với chính nhà đầu tư, mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung. Đầu tư là hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội khác. Đầu tư cũng là hoạt động tạo ra việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân trong xã hội, phát triển sản xuất. Có thể nói, đầu tư là cốt lõi, là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Đầu tư cũng góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước. Những hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào, đặc biệt là từ những nước có nền kinh tế phát triển, sẽ giúp quốc gia tiếp cận đầu tư có cơ hội tiếp cận được các công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển thường có các chính sách thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài từ các quốc gia phát triển để tận dụng được những lợi thế khoa học công nghệ. Những thành tựu khoa học công nghệ từ các nước phát triển sẽ giúp cho nền kinh tế của các quốc gia này tăng trưởng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc gia này phụ thuộc nhiều vào việc đầu tư cho khoa học công nghệ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư.
Luật Hoàng Anh.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh